Cửa sổ văn nghệ

Triển lãm “Rác xuân”

Thứ Bảy, 21/04/2018 16:21
chu phoong arial moi copy - Diễn ra từ ngày 10/04 – 31/12, Triển lãm “Rác Xuân 2018” trưng bày các tác phẩm tại Vicas Art Studio, 32 Hào Nam, Đống Đa, Hà Nội.
 
Triển lãm là một tổ hợp các tác phẩm của 4 nghệ sỹ gồm:
. Cá Voi – Phạm Thị Hồng Sâm
. Hạt và Mầm – Hà Huy Mười
. Nỗi nhớ rừng – Lê Đức Hùng
. Xã hội – Yến Năng
 
Ý tưởng chung của triển lãm là: Rác thông qua nghệ thuật có thể trở thành cái thẩm mỹ, cái hữu ích.
 
Cành đào sau khi tàn được sử dụng như chất liệu chính để tạo nên những tác phẩm nghệ thuật có ý nghĩa phê phán, nhắc nhở con người nên có thái độ tích cực hơn đối với môi trường sinh thái và xã hội.
 
exhibitionRubbish of the Spring 2018
4 tác phẩm của triển lãm
 
“Cá Voi” – Phạm Thị Hồng Sâm
Cành đào bỏ đi là rác thải, nạn giết cá voi bừa bãi đang là một vấn đề sinh thái đang được nhân loại quan tâm, tranh cãi. Tác giả đã kết hơp hai ý này để tạo thành tác phẩm này.
 
Chú cá voi được tạo hình bởi những cành đào rác. Tạo hình này đã tận dụng bối cảnh để tạo ấn tượng thị giác và gây kích thích tương tác: Chú cá voi bơi xuyên qua cái cột và những ai đi vào cánh cửa này đều muốn dướn người lên, sờ tay lên xoa đầu chú cá voi đáng yêu kia.
 
“Hạt và Mầm” – Hà Huy Mười
Tác phẩm được tạo hình như một cái hạt khổng lồ đã nứt ra, ở giữa khoảng nứt ấy là sự nẩy mầm và tiếp theo là sự sống. Ở đây người xem sẽ thấy:
 
Thông qua sáng tạo nghệ thuật, RÁC trở thành hữu ích, thành cái thẩm mỹ, nói rộng hơn là thái độ và hành vi của con người đối với rác thế nào thì rác sẽ có ý nghĩa tương ứng như vậy
 
Nghệ thuật có thể thay đổi cảnh quan công cộng và tạo thêm nghĩa cho bối cảnh: ở đây, cái khuôn mẫu non bộ, cây cảnh của truyền thống nằm trong tương tác với hai phần bị vỡ ra của hạt có thêm ý nghĩa hoàn toàn mới: MẦM (tức là sự sống, sự vận động và phát triển).
 
“Nỗi nhớ rừng” – Lê Đức Hùng
Tác giả là một họa sỹ vẽ tranh châm biếm, anh chuyển thể một tác phẩm đã đăng và được giải trong “Tuổi trẻ cười” thành một tác phẩm điêu khắc bằng cành đào rác với cách tạo hình thông mình, ấn tượng mạnh.
 
Hai lưỡi cưa được tạo hình để hở những cành đào rối (tượng trưng cho cây chết, củi khô) và hiệu quả thị giác là hình cái cây. Tác giả muốn nói đến nạn phá rừng đang tàn phá môi trường sinh thái của chúng ta.
 
“Xã hội” – Yến Năng
Hai hình nhân được tạo hình bằng cành đào rác, phía trước được dán gương, giống như hai con người đang đối thoại với nhau, nhưng khi ít nhất có một người trong chúng ta bước đến, nó tạo thành 3 người (con số 3 là số nhiều, tượng trưng cho cái mà chúng ta vẫn thường gọi là XÃ HỘI).
 
Xã hội là những tương tác có ý nghĩa giữa những con người cụ thể, không có cái xã hội trừu tượng. Bạn cứ đứng trước hai người gương kia mà xem, nếu bạn cười, nói, vui vẻ thì bạn sẽ nhận lại nhưng đáp trả tương ứng, ngược lại, nếu bạn nhăn nhó, cáu bẩn hay sầu não bạn sẽ chỉ nhận được những phản ứng tương tự.
 
Ý nghĩa của tác phẩm là: hãy chọn cho mình cách sống có lợi cho mình và cũng là cho xã hội của chúng ta”.
 
PV
VNQD
Thống kê
Bài đọc nhiều nhất
Bóng thầm mà rực rỡ trên mỗi trang văn

Bóng thầm mà rực rỡ trên mỗi trang văn

Sau những giờ lên lớp về lí thuyết, các ông chia nhau mỗi người kèm mấy học viên sáng tác... (CHÂU LA VIỆT) 

Anh Tựu trong "Vượt lũ"

Anh Tựu trong "Vượt lũ"

Anh Tựu của chúng tôi, ngoài đời là Thầy thuốc Ưu tú, tiến sĩ, dược sĩ chuyên khoa II Trần Tựu... (KIỀU BÍCH HẬU)

Giọt nước mắt mang hình vết thương

Giọt nước mắt mang hình vết thương

Cứ chiều chiều bà xay bột, tối tráng bánh rồi phơi, phơi đến khô thì mang ra chợ, vừa quạt than nướng vừa bán... (VŨ THANH LỊCH)

Tiếng chim bắt cô trói cột

Tiếng chim bắt cô trói cột

Chẳng biết bắt đầu từ đâu, nhưng trong kí ức của một đứa trẻ đôi lần lên núi kiếm củi, bứt lá rừng về lót chuồng cho lợn cho bò, thi thoảng gặp bụi sim chín ửng… thì núi sau lưng làng tôi được bắt đầu từ mé sông... (HỒ MINH TÂM)