- Cầu ngói Thanh Toàn là chiếc cầu vòm gỗ thuộc làng Thanh Thủy Chánh, xã Thanh Thủy, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế, đây là một trong những cây cầu cổ có giá trị nghệ thuật cao ở Việt Nam. Cầu ngói Thanh Toàn xây dựng theo lối "thượng gia hạ kiều" (trên nhà, dưới cầu), được xây dựng vào năm 1776 do bà Trần Thị Đạo tự bỏ tiền ra xây dựng để dân làng qua lại thuận tiện và là nơi cho lữ khách tha phương tạm dừng chân lỡ bước.
Cầu ngói Thanh Toàn là cây cầu độc đáo trong những cây cầu cổ việt Nam được xây dựng theo kiến trúc Thượng gia hạ kiều
Cây cầu làm rút ngắn khoảng cách giữa 2 làng Thanh Thủy Chánh và Thanh Thủy Thượng.
Chiếc cầu có mái lợp cho người dân đi về nghỉ chân, cho khách lữ hành có nơi dừng bước và cho trai gái trong làng hẹn hò giao duyên.
Tứ linh (Long - Lân - Quy - Phụng) trên mái
Mái che của cầu được lợp bằng ngói lưu ly.
Cầu ngói Thanh Toàn chia làm 7 gian, nhìn từ ngoài trông giống như một ngôi nhà cổ. Các bộ phận kiến trúc của cây cầu đều được làm bằng gỗ, nhưng không chạm khắc hay trang trí gì. Các tiết diện tròn và vuông được sử dụng kết hợp với nhau bên trong tạo nên vẻ đẹp thanh nhã.
Cầu có chiều dài 18,75m, rộng 5,82m, hai bên thân cầu có hai dãy bục gỗ mang hình dáng tựa những chiếc giường hay bàn ghế trong gia đình.
Cầu nằm trên hệ thống trụ đỡ có 3 hàng, mỗi hàng có 6 cột, mỗi hàng đều có trụ bằng đá, tất cả đều có chung một khối mộng để chống lún.
Nhiều thế hệ lớn lên bên cây cầu này.
Phía chân cầu là một vùng đất rộng, có một ngôi đình để sinh hoạt cộng đồng,
đó cũng là nơi mưu sinh của người dân trong làng.
Các cụ già ngồi ngắm kí ức.
Giữa cây cầu đặt bàn thờ để tưởng nhớ người có công xây dựng.
Trải qua hơn 200 năm với nhiều biến cố do thiên tai và lịch sử, nhưng cây cầu vẫn mang dáng dấp nguyên vẹn buổi ban đầu.
Cầu Thanh Toàn là “Món quà của một tấm lòng đã được Vua và dân ghi khắc”. Thanh Toàn tiếng dậy khắp gần xa/ Công đức Trần hương sáng mọi nhà/ Sắc tứ Vua ban ghi sử sách/ Toàn dân qua lại nhớ ơn bà.
Tổ chức trang: Thành Duy
Thực hiện: Giang Phương