“Nhân vật” trong thơ

Thứ Tư, 02/11/2011 11:42


Bạn Đào Đại Long sinh năm 1989 ở Thanh Miện, Hải Dương vừa gửi đến tòa soạn bài thơ “Con bướm trắng”. Đọc bài thơ này, Người Biên Tập bỗng thấy “chột dạ” và có gì đó vương vấn đến mối sầu về Người hàng xóm đã hóa thành bướm trắng trong thơ Nguyễn Bính thuở nào: “Hồn trinh còn ở trần gian/ Nhập vào bướm trắng mà sang bên này”. Phải nói rằng bạn đã thâu liễm khá tốt toàn bộ câu chuyện của Người hàng xóm để biến thành Con bướm trắng cho mình: Hồn ai nặng một lời thề/ Hóa thành bướm trắng bay về bên tôi. Điều đó sẽ đạt yêu cầu nếu bạn là người thợ thủ công thuần túy đang làm ra mặt hàng có mẫu sẵn, còn đối với văn chương thì không phải như vậy (văn chương được coi là một quá trình sáng tạo mang tính đơn nhất, đòi hỏi người viết không lặp lại chính mình, càng không lặp lại người khác…) và Người Biên Tập luôn chờ đợi, kì vọng tới sự nhiệt tâm sáng tạo ở một người trẻ như bạn.

Trong bài thơ “Nuối tiếc” của tác giả Nguyễn Hữu Văn, Người Biên Tập lại gặp đôi chút khó xử: “Ngôi trường, dốc sỏi, bài ca/ Cây đa còn đó người xa mất rồi/ Người đi vơi cạn lòng tôi/ Đắn đo cho lắm để rồi nát tan/ Cúi chào Cụ “bước sang ngang”/ Sao tôi chậm chạp để nàng phải đi/ Cụ dạy từng chữ từng ly/ Sao tôi chẳng hiểu chút gì nàng ơi/ “Khuôn trăng đầy đặn” nụ cười/ Tưởng người yêu dấu hóa người phương xa/ Nhìn vầng trăng khuyết bay qua/ Nhìn cây chuối úa sau nhà buồn tênh”. Một bài thơ ngắn nhưng người viết lại dùng rất nhiều cách xưng hô để nói về nhân vật chính. Đầu tiên là “người” tiếp sau là “Cụ” và “nàng” làm cho Người Biên Tập phải trông lên, nhìn xuống mới tìm ra được “logic” của niềm Nuối tiếc. Hẳn nhân vật “Cụ” ở đây là một cô giáo được tác giả yêu thương nhưng khi trong lòng còn đôi chút đắn đo do dự thì thuyền tình đã sang ngang nên để lại nhiều nỗi xa xót, ân hận. Điều muốn nói là có nhất thiết tác giả phải gọi tên cô gái và dùng cả chữ “nàng” ở phía dưới hay không, vì những câu trên đều đã dùng chữ “người”. Đối với một văn bản, đặc biệt là thơ thì tính nhất thể càng cao, độ hàm xúc càng lớn, chỉ trong trường hợp bất khả kháng người viết mới sử dụng những cách gọi nhân vật khác nhau để tạo sự đa dạng cho phù hợp với cung bậc cảm xúc, cũng như tính cách, cá tính nhân vật.

Cuộc sống luôn đem lại cho người viết muôn vàn cảm xúc. Cảm xúc ấy có thể là những gì ta bắt gặp hàng ngày, có thể xuất phát từ một tác phẩm văn học quen thuộc, hay từ dấu ấn, kỉ niệm của cuộc đời… nhưng sử dụng nguồn cảm xúc ấy như thế nào để tạo ra một tác phẩm có dấu ấn của riêng mình mới là điều khó và không phải ai cũng làm được.

Người Biên Tập

VNQD
Thống kê
Bài đọc nhiều nhất
‘Mấy đứa nhỏ diễn sao giống tụi mình ngày đó quá trời’

‘Mấy đứa nhỏ diễn sao giống tụi mình ngày đó quá trời’

Tại Củ Chi có một suất chiếu đặc biệt của bộ phim “Địa đạo- Mặt trời trong bóng tối” được gọi là suất chiếu tri ân.

Nhân vật học viên trong truyện ngắn Mưa ở Bình Dương

Nhân vật học viên trong truyện ngắn Mưa ở Bình Dương

Trong truyện ngắn này, có một nhân vật học viên trong cương vị chủ tịch phường đang theo học lớp tại chức mà nhân vật “tôi” làm thầy giáo đứng lớp... (VĂN GIÁ)

Bóng thầm mà rực rỡ trên mỗi trang văn

Bóng thầm mà rực rỡ trên mỗi trang văn

Sau những giờ lên lớp về lí thuyết, các ông chia nhau mỗi người kèm mấy học viên sáng tác... (CHÂU LA VIỆT) 

Anh Tựu trong "Vượt lũ"

Anh Tựu trong "Vượt lũ"

Anh Tựu của chúng tôi, ngoài đời là Thầy thuốc Ưu tú, tiến sĩ, dược sĩ chuyên khoa II Trần Tựu... (KIỀU BÍCH HẬU)