Cửa sổ văn nghệ

Người phụ nữ đứng đầu danh sách "100 người quyền lực nhất"

Thứ Sáu, 19/10/2012 00:01

Một nhà phụ trách bảo tàng người Ý gốc Bun-ga-ri sinh ra tại Mỹ ít được biết đến ngoài giới nghệ thuật đã đứng đầu danh sách thường niên "100 người quyền lực nhất" do tạp chí ArtReview bình chọn. Bà cũng là người phụ nữ đầu tiên đạt được vị trí này trong suốt 11 năm bình chọn được tổ chức.
Người từng nắm giữ vị trí này trước đây là những tên tuổi quen thuộc như nghệ sĩ Damien Hirst, Ai Weiwei và nhà sưu tập Larry Gagosian, danh hiệu của năm 2012 thuộc về Carolyn Christov-Bakargiev. Bà được biết đến nhiều nhất với vai trò làm giám đốc nghệ thuật cho hội thảo các tác phẩm nghệ thuật Documenta lần thứ 13 tổ chức tại Kassel, Đức diễn ra từ ngày 9 đến ngày 16/9/2012.
Ảnh: Reuters

Là một sử gia trong lĩnh vực nghệ thuật viết bài cho các báo trước khi làm Quản lí bảo tàng ở Ý, Christov Bakargiev được ca ngợi trong việc dàn dựng một phiên bản Documenta được giới phê bình đánh giá cao. Hội thảo Documenta được tổ chức năm năm một lần và kéo dài khoảng 100 ngày.
Khoảng 860.000 người đã đến xem show của Kassel, lan rộng khắp các công viên, phòng trưng bày của thành phố, rạp chiếu phim và nhà ga xe lửa được Christov-Bakargiev kết nối từ ý tưởng "sự bùng nổ bảo tàng".
27.000 người đã tham dự một sự kiện truyền hình trực tiếp qua vệ tinh tại khu cơi nới đầy táo bạo trong một hội chợ được xây vào năm 1955 ở Kabul bởi một nghệ sĩ từng bị Đức Quốc Xã cấm hoạt động với mục đích làm sống lại nền văn hóa.
"Tôi không cho rằng bạn sẽ được thêm điểm vì nổi tiếng", ông Mark Rappolt biên tập viên của ArtReview bình luận về sự lựa chọn ít được nhiều người dự đoán cho cá nhân quyền lực nhất trong giới nghệ thuật. "Nghệ thuật ở chỗ những người có khả năng ảnh hưởng tới những gì người khác đang tạo ra".
Ông cũng ca ngợi Christov-Bakargiev với "quy mô toàn cầu và tham vọng lớn" của hội thảo Documenta, và bóng gió về việc một số thành viên của hội đồng thẩm định đã đưa ra những con số mang tính thương mại trong thế giới nghệ thuật để tranh cãi về những cái tên có măt trong danh sách “Top 100” tại hội nghị thượng đỉnh.
"Có hai xu hướng, và cả hai đều phản ánh sự gần gũi của nghệ thuật với thế giới thực. Một là nhiệm vụ hoành tráng, lớn mạnh và toàn cầu hóa và cái còn lại là niềm tin rằng nghệ thuật cần phải có trách nhiệm và sự tương tác với xã hội."
Để nhấn mạnh lập luận của mình, ông chỉ ra thực tế là vị trí thứ hai năm nay đã thuộc về nhà sưu tầm Gagosian tăng từ hạng bốn năm 2011, và hai nhà sưu tầm Iwan Wirth và David Zwirner đứng ở vị trí bốn và năm.
Nghệ sĩ có nhiều bất đồng chính kiến Ai, người đang nổi tiếng với những cuộc đối đầu của ông với nhà chức trách Trung Quốc, xếp ở vị trí thứ ba sau khi dẫn đầu vào năm 2011.
Nghệ sĩ Đức Gerhard Richter, người đã lập kỷ lục bán đấu giá cho tác phẩm của một nghệ sĩ còn sống với giá cao nhất, khi nhà đấu giá Sotheby bán bức tranh trừu tượng của ông giá với giá 34,2 triệu USD, đã tăng từ hạng mười một lên hạng sáu.
.Tuyết Hường
Theo Reuters
VNQD
Thống kê
Bài đọc nhiều nhất
Bóng thầm mà rực rỡ trên mỗi trang văn

Bóng thầm mà rực rỡ trên mỗi trang văn

Sau những giờ lên lớp về lí thuyết, các ông chia nhau mỗi người kèm mấy học viên sáng tác... (CHÂU LA VIỆT) 

Anh Tựu trong "Vượt lũ"

Anh Tựu trong "Vượt lũ"

Anh Tựu của chúng tôi, ngoài đời là Thầy thuốc Ưu tú, tiến sĩ, dược sĩ chuyên khoa II Trần Tựu... (KIỀU BÍCH HẬU)

Giọt nước mắt mang hình vết thương

Giọt nước mắt mang hình vết thương

Cứ chiều chiều bà xay bột, tối tráng bánh rồi phơi, phơi đến khô thì mang ra chợ, vừa quạt than nướng vừa bán... (VŨ THANH LỊCH)

Tiếng chim bắt cô trói cột

Tiếng chim bắt cô trói cột

Chẳng biết bắt đầu từ đâu, nhưng trong kí ức của một đứa trẻ đôi lần lên núi kiếm củi, bứt lá rừng về lót chuồng cho lợn cho bò, thi thoảng gặp bụi sim chín ửng… thì núi sau lưng làng tôi được bắt đầu từ mé sông... (HỒ MINH TÂM)