Cửa sổ văn nghệ

Trưng bày "Sen trên cổ vật"

Thứ Sáu, 15/05/2015 15:46

Từ lâu, sen đã đi vào cuộc sống và nghệ thuật của người Việt, sen được dùng khá phổ biến trong nghệ thuật tạo hình, cách điệu trong trang trí kiến trúc, đồ dùng sinh hoạt, đồ thờ…

Nhằm giới thiệu tới công chúng trong và ngoài nước về vẻ đẹp tinh túy và ý nghĩa của biểu tượng hoa sen trong tâm thức của người Việt, Bảo tàng Lịch sử Quốc gia tổ chức trưng bày chuyên đề “Sen trên cổ vật”.

Với khoảng 100 hiện vật tiêu biểu có niên đại từ thế kỷ 7 - 9 tới thời Nguyễn (1802 - 1945) đang được lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, trưng bày chuyên đề “Sen trên cổ vật” sẽ góp phần phác họa lịch sử phát triển của nghệ thuật tạo hình và trang trí gắn với biểu tượng hoa sen trong dòng chảy văn hóa Việt.

"Sen trên cổ vật" giới thiệu một số nhóm hiện vật tiêu biểu được chia theo các nội dung cụ thể.

Nội dung "Sen trên cổ vật cung đình triều Nguyễn" giới thiệu tới công chúng các đồ ngự dụng được chế tác từ những chất liệu quý hiếm như ngọc, vàng, bạc, ngà…

Dưới bàn tay tài khéo của những người thợ, hình tượng hoa sen được khắc họa tinh xảo, mềm mại làm cho các đồ dùng của hoàng gia trở nên sang trọng, quý giá từ đồ thờ cúng, đồ văn phòng tứ bảo đến đồ dùng sinh hoạt…

Ở nội dung "Sen trong nghệ thuật Phật giáo, vật dụng nghi lễ và đồ thờ cúng"giới thiệu bộ sưu tập gồm tượng Phật, vật dụng nghi lễ và đồ thờ cúng bằng gỗ, đồng, gốm, đất nung, sành… có niên đại từ thế kỷ 11-20.

Tiếp đó là nội dung "Sen trên vật liệu kiến trúc" với các hiện vật thể hiện kiến trúc Phật giáo thời Lý-Trần.

Trong nghệ thuật kiến trúc, đặc biệt là kiến trúc Phật giáo thời Lý - Trần, hoa sen được trang trí rất phổ biến, là mô típ chủ đạo.


Sen có thể được trang trí ở từng bộ phận của công trình như trên các bức phù điêu đá tảng kê chân cột, bệ tượng Phật, gạch lát nền, diềm ngói…, nhưng cũng có thể là biểu tượng của toàn bộ công trình như chùa Một Cột (thời Lý).

Không chỉ trong Phật giáo, trong cung đình, sen còn hiện hữu rất phong phú đa dạng trong cuộc sống thường nhật qua sưu tập đồ dùng sinh hoạt hàng ngày.

Vào thời Lý, người nghệ nhân xưa thường khắc chìm các lớp cánh sen trên xương gốm cả trong lòng và phía ngoài bát, đĩa sau đó đem phủ men và nung.

Còn các loại đồ đựng như bình, ấm, chân đèn, hũ, thống, thạp… thì được trang trí đắp nổi nhiều lớp cánh sen trên nắp, cổ và chân tạo nên vẻ đẹp thanh thoát, tao nhã, quý phái cho từng món đồ.

Sang đến thời Trần, hình tượng hoa sen được thể hiện một cách sinh động, khoáng đạt, thanh thoát với cách nhìn hiện thực hơn.

Ở thời Lê, Nguyễn, hình tượng hoa sen lại được bố cục chặt chẽ nhưng vẫn linh hoạt với các hình khối sắc nét tạo nên sự trang nhã, khúc triết trên từng tác phẩm nghệ thuật.

Trong nghề thêu, sen cũng tạo cảm hứng cho nghệ nhân xưa sáng tạo ra nhiều sản phẩm trang trí như tranh thêu và đại tự với các đề tài như sen-cò, hoa sen-vật báu…

Trưng bày khai mạc ngày 14-5-2015 tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia (số 1 Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, Hà Nội).

Nguồn: Bảo tàng Lịch sử Quốc gia

VNQD
Thống kê
Bài đọc nhiều nhất
Bóng thầm mà rực rỡ trên mỗi trang văn

Bóng thầm mà rực rỡ trên mỗi trang văn

Sau những giờ lên lớp về lí thuyết, các ông chia nhau mỗi người kèm mấy học viên sáng tác... (CHÂU LA VIỆT) 

Anh Tựu trong "Vượt lũ"

Anh Tựu trong "Vượt lũ"

Anh Tựu của chúng tôi, ngoài đời là Thầy thuốc Ưu tú, tiến sĩ, dược sĩ chuyên khoa II Trần Tựu... (KIỀU BÍCH HẬU)

Giọt nước mắt mang hình vết thương

Giọt nước mắt mang hình vết thương

Cứ chiều chiều bà xay bột, tối tráng bánh rồi phơi, phơi đến khô thì mang ra chợ, vừa quạt than nướng vừa bán... (VŨ THANH LỊCH)

Tiếng chim bắt cô trói cột

Tiếng chim bắt cô trói cột

Chẳng biết bắt đầu từ đâu, nhưng trong kí ức của một đứa trẻ đôi lần lên núi kiếm củi, bứt lá rừng về lót chuồng cho lợn cho bò, thi thoảng gặp bụi sim chín ửng… thì núi sau lưng làng tôi được bắt đầu từ mé sông... (HỒ MINH TÂM)