Cửa sổ văn nghệ

TPHCM biểu diễn bản giao hưởng nổi tiếng nhất của Beethoven

Thứ Tư, 06/05/2015 09:28
Các nghệ sĩ Việt Nam và quốc tế sẽ biểu diễn bản giao hưởng số 9 cung Rê thứ, op.125 vào tối 8-9/5 tại Nhà hát TPHCM. Bản giao hưởng này được coi là bản giao hưởng nổi tiếng nhất trong các bản giao hưởng của thiên tài âm nhạc người Đức Ludwig van Beethoven. 
beethoven
Thiên tài âm nhạc Beethoven
Đây là chương trình hòa nhạc đặc biệt của Nhà hát Giao hưởng Nhạc Vũ kịch TPHCM trong năm 2015 với sự hợp tác của Dự án Transposition, Na Uy. Chương trình được đầu tư công phu, riêng về phần hợp xướng đã được tập luyện nhiều tháng dưới sự hướng dẫn của nhạc trưởng Trần Nhật Minh. Theo nhận định của Nhà hát, bản giao hưởng số 9 là tác phẩm đòi hỏi trình độ chuyên môn rất cao, một cơ hội rất hiếm để được thưởng thức trực tiếp tại Việt Nam. 
Tham gia biểu diễn trong chương trình có sự hiện diện các nghệ sĩ opera quốc tế nổi tiếng: Siri Torjesen, Magnus Staveland, Cho Hae Ryong và Vũ Mạnh Dũng. Dàn hợp xướng chọn lọc gồm hơn 50 nghệ sĩ dàn nhạc giao hưởng hùng hậu của Nhà hát Giao hưởng Nhạc Vũ kịch TPHCM và nhiều nghệ sĩ đàn violin, kèn đồng, kèn gỗ đến từ Na Uy. Chỉ huy và dàn dựng chương trình là nhạc trưởng danh tiếng tại các phòng hòa nhạc châu Âu Terje Mikkelsen.
Bản giao hưởng số 9 cũng là tác phẩm cuối cùng của nhà soạn nhạc thiên tài Beethoven, được ông nung nấu trong 6 năm từ 1818 đến năm 1824, trong khi ông đã bị điếc hoàn toàn. Tác phẩm này cũng được mang lên phát trên mặt trăng vào năm 1969 như một thông điệp nhân ái của con người gửi tới những nền văn minh ngoài hành tinh. Chương cuối của bản giao hưởng số 9 cũng được lựa chọn làm bài ca chính thức của Liên minh châu Âu, vang lên trong hầu hết nghi lễ chính thức của thế vận hội từ thế kỷ 20. 
Giao hưởng số 9 của Beethoven là tác phẩm đầu tiên trong thể loại này có sự xuất hiện của thanh nhạc. Với sự xuất hiện dàn hợp xướng và các giọng hát solo dựa trên bài thơ "Hoan ca" của Friedrich Schiller, tác phẩm này như là sự đột phá, mở ra cánh cửa cho một trường phái nghệ thuật mới sau đó là trường phái âm nhạc lãng mạn.
Nguồn: Báo điện tử Chính phủ (Nhật Nam)
VNQD
Thống kê
Bài đọc nhiều nhất
Bóng thầm mà rực rỡ trên mỗi trang văn

Bóng thầm mà rực rỡ trên mỗi trang văn

Sau những giờ lên lớp về lí thuyết, các ông chia nhau mỗi người kèm mấy học viên sáng tác... (CHÂU LA VIỆT) 

Anh Tựu trong "Vượt lũ"

Anh Tựu trong "Vượt lũ"

Anh Tựu của chúng tôi, ngoài đời là Thầy thuốc Ưu tú, tiến sĩ, dược sĩ chuyên khoa II Trần Tựu... (KIỀU BÍCH HẬU)

Giọt nước mắt mang hình vết thương

Giọt nước mắt mang hình vết thương

Cứ chiều chiều bà xay bột, tối tráng bánh rồi phơi, phơi đến khô thì mang ra chợ, vừa quạt than nướng vừa bán... (VŨ THANH LỊCH)

Tiếng chim bắt cô trói cột

Tiếng chim bắt cô trói cột

Chẳng biết bắt đầu từ đâu, nhưng trong kí ức của một đứa trẻ đôi lần lên núi kiếm củi, bứt lá rừng về lót chuồng cho lợn cho bò, thi thoảng gặp bụi sim chín ửng… thì núi sau lưng làng tôi được bắt đầu từ mé sông... (HỒ MINH TÂM)