Cửa sổ văn nghệ

Đại thắng mùa Xuân 1975 qua những trang sách

Thứ Ba, 28/04/2015 14:31

40 năm đã trôi qua kể từ khi đất nước thống nhất, non sông thu về một mối, một câu hỏi lớn: “Vì sao quân và dân Việt Nam lại chiến thắng được đế quốc Mỹ hùng mạnh và Quân đội Việt Nam Cộng hòa?” vẫn đang thu hút sự quan tâm của dư luận thế giới. Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước là thắng lợi của bản lĩnh một dân tộc đã được xây dựng nên bởi ngàn năm văn hiến, được hun đúc bởi khí phách bất khuất chống ngoại xâm của nhân dân Việt Nam. Những điều đó bạn đọc có thể tìm được câu trả lời trong bộ sách kỷ niệm 40 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước do Nhà xuất bản Quân đội nhân dân vừa phát hành.

28 đầu sách là 28 góc nhìn khác nhau về quãng thời gian vô cùng hào hùng đó của dân tộc ta. Thể loại hồi ký có các tác phẩm: “Nguyễn Chí Điềm-vị Tư lệnh đặc công đầu tiên”, “Một thời chiến đấu” của Nguyễn Mậu Cường; “Thử lửa” của Thiếu tướng Nghiêm Sĩ Chung; “Sống mãi cùng ký ức Tây Nguyên” của Thượng tướng Đặng Vũ Hiệp; “Cuộc đời và chiến trận” của Trung tướng Lê Nam Phong… Những cuốn hồi ký là những hình ảnh và kỷ niệm cuộc đời chiến đấu, những tình cảm thân thiết, nồng ấm của đồng chí, đồng đội cùng tình nghĩa quân dân sâu nặng đối với những tướng lĩnh, những người lính một thời "xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước".

Một số cuốn sách trong bộ sách kỷ niệm Ngày Chiến thắng 30-4

Bên cạnh đó là những cuốn ký sự lịch sử được dày công nghiên cứu, tuyển chọn bởi những nhà quân sự, nghiên cứu lịch sử, như: “Những trận đánh làm nên lịch sử”, “Nội các chính quyền Sài Gòn những ngày cuối tháng 4 năm 1975”, “Những người con sắt đá, kiên trung của miền Nam anh hùng”… Những tư liệu quý, những con người bình dị nhưng rất đỗi anh hùng trong chiến đấu, những sự kiện lịch sử trọng đại được kể lại, viết ra từ người trực tiếp cầm súng chiến đấu. Qua những trang viết sống động, bạn đọc được trải nghiệm nhiều cảm xúc vừa tự hào vì những chiến công của quân và dân ta, vừa căm phẫn trước tội ác của kẻ thù, vừa xúc động trước sự quả cảm, hy sinh, nghĩa tình của người chiến sĩ cách mạng trong những lúc bom đạn ngút trời…

Cùng với đó là mảng sách văn học. Nhà báo Trần Lệ Thu đã đi dọc dải Trường Sơn, ghi lại về những con người, sự kiện, chiến công và cả những mặt trái của một số ít kẻ cơ hội trong những ngày lịch sử tháng 4 năm 1975 mà chị đã gặp trong cuốn “Nhật ký nữ nhà báo chiến trường”. Trong sách có đoạn: “Chiến tranh chẳng có gì vui, nhưng Tổ quốc thoát khỏi nạn xâm lăng, đồng bào thoát khỏi những nhà lao độc ác, các gia đình thoát khỏi sự xa cách, chia lìa, đất nước hòa bình thống nhất… là hạnh phúc vô biên, là niềm vui bất tận của cả dân tộc và của mỗi cuộc đời, trong đó của cuộc đời tôi và cha mẹ, gia đình tôi. Xin ngàn lần cảm ơn những người đã hy sinh xương máu, hy sinh tuổi thanh xuân, hy sinh hạnh phúc của riêng mình cho Tổ quốc này, cho dân tộc này hôm nay còn ngẩng mặt!”. Trong cuốn “1975-Hồi ức lính trận”, những người lính trận có mặt trong Ngày Chiến thắng 30-4-1975 đã ghi lại cảm xúc trong thời khắc không thể quên của cuộc đời mình và cũng là của Tổ quốc mình: “Thời gian như ngừng trôi và không gian trở nên chật hẹp. Tôi có cảm giác mình đang sống trong mơ, một giấc mơ huy hoàng và kỳ vĩ. Bao ngày chiến đấu trên rừng núi cao nguyên, trong tâm trí chưa bao giờ dám nghĩ rằng có ngày mình nhìn thấy Sài Gòn. Vậy mà hôm nay tôi đã đứng giữa thành phố với tư thế của người chiến thắng, thật cám ơn số phận!”.

Hòa chung trong không khí kỷ niệm 40 năm Ngày Chiến thắng, những cuốn sách nhỏ bé của Nhà xuất bản QĐND đã kịp thời đến tay bạn đọc, qua đó giúp bạn đọc, nhất là thế hệ sinh ra sau chiến tranh hiểu hơn về một thế hệ anh hùng, hiểu hơn về giá trị của hòa bình, độc lập, biết trân trọng lịch sử để xác định rõ hơn vai trò, trách nhiệm của mình trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Nguồn: QĐND (Minh Thủy)

VNQD
Thống kê
Bài đọc nhiều nhất
Bóng thầm mà rực rỡ trên mỗi trang văn

Bóng thầm mà rực rỡ trên mỗi trang văn

Sau những giờ lên lớp về lí thuyết, các ông chia nhau mỗi người kèm mấy học viên sáng tác... (CHÂU LA VIỆT) 

Anh Tựu trong "Vượt lũ"

Anh Tựu trong "Vượt lũ"

Anh Tựu của chúng tôi, ngoài đời là Thầy thuốc Ưu tú, tiến sĩ, dược sĩ chuyên khoa II Trần Tựu... (KIỀU BÍCH HẬU)

Giọt nước mắt mang hình vết thương

Giọt nước mắt mang hình vết thương

Cứ chiều chiều bà xay bột, tối tráng bánh rồi phơi, phơi đến khô thì mang ra chợ, vừa quạt than nướng vừa bán... (VŨ THANH LỊCH)

Tiếng chim bắt cô trói cột

Tiếng chim bắt cô trói cột

Chẳng biết bắt đầu từ đâu, nhưng trong kí ức của một đứa trẻ đôi lần lên núi kiếm củi, bứt lá rừng về lót chuồng cho lợn cho bò, thi thoảng gặp bụi sim chín ửng… thì núi sau lưng làng tôi được bắt đầu từ mé sông... (HỒ MINH TÂM)