Ống kính nhà văn

Sắc xuân trên vai áo

Chủ Nhật, 22/01/2023 08:09

Mùa xuân là mùa của vạn vật sinh sôi, là thời điểm của sự giao thoa đất trời, trăm hoa đua sắc. Mùa xuân với đồng bào các dân tộc miền núi nói chung và đồng bào dân tộc Dao sống ở các tỉnh trung du miền núi phía Bắc nói riêng được thiên nhiên ưu đãi thật đặc biệt. Tạo hóa dường như đã bù đắp lại cho vùng núi non đại ngàn quanh năm se sắt chênh vênh vào mỗi dịp tết đến xuân về. Khi xuân đến cả vùng không gian rộng lớn biến đổi thành bức tranh sinh động với ngập tràn sắc vàng của bông cải, sắc trắng của hoa mận, hoa lê, sắc hồng của hoa đào, hoa tam giác mạch và đặc biệt không thể thiếu là sắc màu rực rỡ trên những bộ trang phục cô gái Dao nơi đây với những sắc màu, hoa văn đậm tính truyền thống.

Cũng giống như đồng bào Kinh, đồng bào dân tộc Dao náo nức đón tết cổ truyền với không khí náo nhiệt. Trong những ngày tết mọi người đều khoác lên mình những bộ trang phục lộng lẫy mang đặc trưng vốn có của dân tộc mình.
Dân tộc Dao có số dân là 891.151 người (năm 2019) đứng thứ 9 trong cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam. Người Dao cư trú chủ yếu ở các tỉnh trung du và miền núi phía Bắc.
Với những nét riêng về phong tục, tập quán, ngôn ngữ, người Dao được chia thành nhiều nhóm (ngành) khác nhau như: Dao Đỏ, Dao Quần Chẹt, Dao Lô Giang, Dao Tiền, Dao Quần Trắng, Dao Thanh Y...
Trang phục của phụ nữ Dao chính là những tác phẩm nghệ thuật rực rỡ, tinh tế, chuyển tải quan niệm về vũ trụ, về nhân sinh của cộng đồng thông qua các hoa văn, họa tiết thêu, in trên đó.
Mỗi nhóm (ngành) Dao đều có trang phuc riêng được thêu dệt cầu kì (trong ảnh trang phục của cô gái dân tộc Lô Lô, Lũng Cú, Hà Giang).
Những người mẹ, người bà dân tộc Dao thường dạy cho con gái mình biết thêu thùa từ bé. Những thiếu nữ Dao phải tự mình làm ra bộ trang phục đẹp nhất để mặc trong ngày cưới, trong mùa lễ hội.
Xuân về trước thềm nhà trình tường xã Ba Sơn, Cao Lộc, Lạng Sơn.
Tết đoàn viên của đồng bào dân tộc Dao Lô Giang xã Ái Quốc, Lộc Bình, Lạng Sơn.
Hạnh phúc trong những ngày xuân của đôi bạn trẻ người dân tộc Dao đỏ, Tràng Định, Lạng Sơn.
Với người Dao Lô Giang, Ái Quốc, Lộc Bình, Lạng Sơn được đội chiếc khăn tầm phả và bộ trang phục truyền thống trong những ngày trọng đại là niềm hạnh phúc lớn lao.
Mỗi độ xuân về, không gian sinh tồn của người Dao lại bừng lên sức sống mới làm say lòng biết bao du khách.
Nét ngây thơ hồn nhiên của trẻ nhỏ, ánh mắt sáng ngời giữa trời xuân của người già sưởi ấm không gian đại ngàn.
Mùa xuân trên lưng mẹ, dân tộc Dao đỏ, bản Tả Phìn, Sa Pa, Lào Cai.
Bên bếp hồng của đồng bào Dao đỏ xã Tả Phìn, Sa Pa, Lào Cai.

Dân tộc Dao áo dài, Nặm Đắm, Hà Giang
Trang phục lộng lẫy là tác phẩm nghệ thuật tinh tế của dân tộc Lô Lô, Lũng Cú, Hà Giang.

Trong se sắt mùa xuân vùng cao lòng người như mênh mang hơn bởi những màu sắc văn hóa đậm đà của đồng bào dân tộc Dao miền núi phía Bắc.

Tổ chức trang: VŨ THÀNH DUY
Thực hiện: NGUYỄN SƠN TÙNG

 
VNQD
Thống kê
Bài đọc nhiều nhất
Nỗi khắc khoải  khi môi trường bị bức hại

Nỗi khắc khoải khi môi trường bị bức hại

Những nhân vật, tất nhiên, được khúc xạ để khi bước vào tác phẩm khiến độc giả cảm thấy sự khác lạ, hấp dẫn, thông qua việc “làm mới” bằng cách dồn vài tính cách vào một để họ trở thành nhân vật điển hình của cuốn sách... (NGUYỄN VĂN HỌC)

Tiếng cười ngân dài từ tuổi thơ mình vọng lại

Tiếng cười ngân dài từ tuổi thơ mình vọng lại

Với con gái của nhạc sĩ Phạm Tuyên, các tác phẩm của ông viết cho thiếu nhi chính là câu chuyện cuộc đời của chị. Thế nhưng, hoá ra, đó cũng lại là câu chuyện cuộc đời của mỗi chúng tôi, những đứa trẻ sinh ra vào cuối chiến tranh và lớn lên qua thời bao cấp.

Bố tôi từ cuộc đời bước vào trang thơ

Bố tôi từ cuộc đời bước vào trang thơ

Những điệu chèo, câu văn của cha ông từ nghìn xưa đã thấm vào tôi từ tấm bé, để sau này lớn lên tôi làm thơ, những câu thơ lục bát mang âm hưởng hát chèo, hát văn thật lấp lánh và rõ rệt vô cùng... (HOÀNG ANH TUẤN)

Hoa dành dành trắng và những kí ức đời lính

Hoa dành dành trắng và những kí ức đời lính

Hồi mới bắt đầu tập tọe viết truyện ngắn, có lần tôi được nghe một nhà văn đàn anh nào đó nói, đại ý, khi viết truyện hoặc tiểu thuyết, chi tiết bắt gặp trong đời sống giống như những rễ chính của một cây giống... (NGUYỄN MẠNH HÙNG)