Ống kính nhà văn

Ra biển đi ‘xăm’

Thứ Hai, 15/08/2022 15:59

Những ngư dân ven biển Thái Thuỵ, Thái Bình phải ra biển từ 4-5 giờ sáng và làm việc đến khi mặt trời đứng bóng mới có thể bắt vài kí móng tay, một loại hải sản thông dụng và dễ tiêu thụ.
Tôi đã theo những người bắt móng tay trọn vẹn một buổi, từ lúc họ ra biển làm việc khi còn tối trời (dù là hôm đó trời mưa những người đi bắt móng tay đi làm muộn) cho đến khi trời nắng chang chang, bỏng cả nước lội dưới chân và tới lúc mặt trời đứng bóng. Hàng trăm ngư dân lặn lội trên biển mỗi ngày, công việc bắt móng tay hay đánh tôm, cào ngao đã trở thành sinh kế của họ.

Khi trời chưa sáng hẳn những nông dân đã ra biển làm việc chăm chú.
Móng tay được bắt bằng cách dùng dây thép nhỏ uốn cong một đầu thành móc, dậm chân trên mặt bùn để tìm ra lỗ có con móng tay đang ở dưới rồi luồn dây thép xuống móc chúng lên. Như thế gọi là xăm.
Đây là thành quả sau khoảng một tiếng làm việc của chị Hà Thị Chiên, xóm 6, xã Thụy Xuân, Thái Thụy. Thụy Xuân là xã có vùng biển bắt móng tay, tuy nhiên, bà con các xã lân cận như Thụy An, Thụy Trường cũng có thể qua vùng biển này kiếm sống. Vì theo quy hoạch của địa phương, biển Thuỵ An, Thuỵ Trường cho đấu thầu nuôi ngao, riêng biển Thuỵ Xuân để lại tự do cho dân kiếm sống.
Bắt móng tay bằng cách xăm khá nhẹ nhàng và chính xác, tuy nhiên là nhiều khi móc lên cả con nhỏ lẽ ra chưa nên bắt mà không thả lại được, vì dây thép móc vào ruột (như ảnh) rồi nó cũng sẽ chết. Tôi thấy một số con móc lên bị chết rồi rất có thể là do bị móc trúng từ một hai hôm trước mà lôi lên trượt, nhưng tỉ lệ này rất thấp.

Một cách bắt khác nữa là mang cuốc 3 răng ra… cuốc biển, lật cát lên tìm móng tay và nhặt. Cách này áp dụng cho người có sức khoẻ và ở những khu vực móng tay cư trú nhiều cũng như mật độ dày.

Móng tay cũng được mùa - mất mùa theo sự biến đổi của tự nhiên trên vùng biển. Như một hai năm nay thì biển Thuỵ Xuân nhiều móng tay, ngày nào cũng cả trăm người bắt mà vẫn có. Còn các năm trước, theo bà con nói, thì lại nhiều cua. Sinh kế nhờ biển nên biển cho gì thì bắt nấy.
Theo quan sát của tôi, khi thủy triều chưa rút sâu, mặt biển còn ngập nước thì những người bắt móng tay dùng cách xăm dây thép để bắt móng tay là phù hợp nhất.

Tùy vào thời tiết người đi bắt móng tay sẽ xoay sở cho phù hợp. Chị Nguyễn Thị Thu, trong nhóm phụ nữ bắt móng tay chia sẻ, phương pháp bắt móng tay bằng cách xăm dây thép là do bộ đội tỉnh Hà Nam Ninh khi về đóng quân ở địa phương mấy chục năm trước, khi chị còn bé, đã dạy nông dân nơi đây. Chị chia sẻ thêm, nếu trời mưa to thì họ sẽ không mang theo điện thoại trong người đề phòng sét đánh.
Ảnh: Trời dần sáng rõ và ánh nắng lan tỏa.

Bữa trưa trên biển.  
Khi thủy triều rút dần theo thời gian, từ chỗ xăm móng tay dưới nước, người bắt có thể xăm trên mặt bùn phù sa hoặc chuyển sang cuốc, vì lúc này dễ quan sát hơn, không còn bị nước che khuất.
Thành quả sau một buổi lao động.
Mỗi ngư dân sau một buổi trần mình trên bãi biển để bắt móng tay, đến tầm giữa trưa, nước triều lên thì họ cũng về. Với khoảng thời gian gần mười tiếng "bán mặt cho biển bán lưng cho giời" như vậy mỗi người bắt được chừng đôi ba kí móng tay, người nhiều và chăm hơn, nhanh hơn, may hơn thì tầm 5 kí.
Móng tay bắt tự nhiên tuy nhỏ nhưng hương vị thơm ngon hơn, ngọt hơn, và giá thì đắt hơn. Điều này giải thích cho một số người thắc mắc sao ở Hà Nội móng tay to hơn nhưng lại rẻ hơn, ra biển vừa nhỏ lại đắt hơn.
Trải nghiệm bắt móng tay cùng người dân Thái Thụy.
Người phụ nữ trong ảnh là bà Đào Thị Mỏng, 72 tuổi, hiện tại sống đơn thân và ngày ngày ra biển kiếm sống.
Những nam giới sẽ chọn công việc đòi hỏi có sức khỏe hơn, như là đi cào tôm ở những vùng nước nông trên biển, nhường việc nhẹ nhàng cho phụ nữ.

Sau một ngày còng lưng trên biển.

Do đặc thù công việc bắt móng tay bằng cách xăm khá nhẹ nhàng nên phù hợp với phụ nữ và người cao tuổi. Họ thường rủ nhau đi thành từng nhóm để làm việc trên biển, cùng đi, cùng bắt, cùng về, và có thể tương trợ lẫn nhau khi cần.
Ảnh: Những nụ cười lạc quan sau một buổi đi biển.

Khi những người nông dân trở về, thương lái sẽ chờ đón họ ngay tại bờ đê khi họ vừa "cập bến". Móng tay được cân tại chỗ với giá 45 - 50 nghìn đồng một kí. Thị trường bán lẻ có giá 70 - 80 nghìn đồng một kí. Con bé bị loại ra thì người bắt mang về ăn. Mỗi buổi đi biển, một phụ nữ ven biển Thái Thụy kiếm được khoảng một vài trăm nghìn đồng. Tuy vất vả nhưng đó là nguồn thu nhập khá ổn định của họ. 

Tổ chức trang: Vũ Thành Duy
Thực hiện: Nguyễn Xuân Thủy

VNQD
Thống kê
Bài đọc nhiều nhất
Bóng thầm mà rực rỡ trên mỗi trang văn

Bóng thầm mà rực rỡ trên mỗi trang văn

Sau những giờ lên lớp về lí thuyết, các ông chia nhau mỗi người kèm mấy học viên sáng tác... (CHÂU LA VIỆT) 

Anh Tựu trong "Vượt lũ"

Anh Tựu trong "Vượt lũ"

Anh Tựu của chúng tôi, ngoài đời là Thầy thuốc Ưu tú, tiến sĩ, dược sĩ chuyên khoa II Trần Tựu... (KIỀU BÍCH HẬU)

Giọt nước mắt mang hình vết thương

Giọt nước mắt mang hình vết thương

Cứ chiều chiều bà xay bột, tối tráng bánh rồi phơi, phơi đến khô thì mang ra chợ, vừa quạt than nướng vừa bán... (VŨ THANH LỊCH)

Tiếng chim bắt cô trói cột

Tiếng chim bắt cô trói cột

Chẳng biết bắt đầu từ đâu, nhưng trong kí ức của một đứa trẻ đôi lần lên núi kiếm củi, bứt lá rừng về lót chuồng cho lợn cho bò, thi thoảng gặp bụi sim chín ửng… thì núi sau lưng làng tôi được bắt đầu từ mé sông... (HỒ MINH TÂM)