Sách về nhà số 4

CHẠM CỐC VỚI DÒNG SÔNG

Thứ Tư, 27/03/2019 14:48

Cữ này lòng người rộn rã đón xuân. Những thửa ruộng tím tái nằm khô khốc. Những con sông nhọc nhằn nằm buồn thiu chờ ngày gặp xuân, để mưa xuân tưới lên sức sống. Sông sẽ lại phập phồng chở nước, phù sa và sự màu mỡ cho đời, cho ruộng đồng. Tôi về chạm cốc tất niên với sông khi cuộc sống quá nhiều gấp gáp, kể cả những lời chúc tụng cũng ám mùi vội vàng. Với sông, chúng ta thấy mình bé lại và bình yên.
Gió rét. Sông quê lặng lẽ nhìn ngắm dòng người đi chợ. Những phiên chợ cuối năm luôn nhộn nhịp và rực rỡ sắc màu. Chẳng hiểu sao tôi như có duyên nợ với dòng sông quê. Người thì bảo tên là dòng sông Bái, người nói sông Duyên, vì bến sông phía đối diện chợ Bái nước khá sâu và rộng, là nơi nam nữ xưa thường hát giao duyên dưới những đêm trăng. Bao lứa đôi nên vợ nên chồng. Bao câu chuyện kỳ ảo và nên thơ đã được dệt bằng những ý nghĩ rất mực yêu đời. Bây giờ những đêm hát giao duyên không còn, nhưng nam nữ vẫn xuống cầu gạch nghiêng rửa chân, vẫn là nơi hò hẹn của những cặp đôi đang kỳ tìm hiểu. Và bao mùa trăng vẫn hắt sáng. Câu hát giao duyên trở thành một miền ký ức tuyệt diệu với mỗi người con yêu quê...

CHẠM CỐC VỚI DÒNG SÔNG
Tác giả: Nguyễn Văn Học
Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, 2019

VNQD
Thống kê
Bài đọc nhiều nhất
Vòng quay ra con số vòng xoay ra phận đời

Vòng quay ra con số vòng xoay ra phận đời

Tôi nhớ cho đến đầu năm lớp 9, một đêm Dưỡng đạp xe qua nhà tôi cho lại bộ sách rất mới. Dưỡng bảo nghỉ học. Chỉ vậy thôi rồi Dưỡng đi... (TỐNG PHƯỚC BẢO)

Cây thốt nốt quỳ trên núi Tưk-cot

Cây thốt nốt quỳ trên núi Tưk-cot

Tôi được nhiều lần sang Campuchia cùng các đội chuyên trách tìm kiếm, cất bốc, hồi hương hài cốt liệt sĩ quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam hi sinh qua các thời kì chiến tranh... (HỒ KIÊN GIANG)

Nguyên mẫu trong hai truyện vừa đầu tay viết cho thiếu nhi của tôi

Nguyên mẫu trong hai truyện vừa đầu tay viết cho thiếu nhi của tôi

Khi viết cuốn Những tia nắng đầu tiên tôi đã hóa thân vào các em nhỏ học sinh lớp 6 của năm học 1969 - 1970 ở Hà Nội... (LÊ PHƯƠNG LIÊN)

Bà Minh của tôi

Bà Minh của tôi

Sống ở Hà Nội, trở thành một công dân có hộ khẩu đến nay đã hơn hai thập kỉ, nhưng chưa bao giờ tôi có cảm giác mình thuộc về Hà Nội... (ĐỖ BÍCH THÚY)