Sách về nhà số 4

Đo lòng người qua dịch bệnh

Thứ Năm, 30/09/2021 20:19

Người Việt có câu: “Qua cơn hoạn nạn mới hiểu lòng nhau”. Nói một cách văn chương là “hoàn cảnh bộc lộ tính cách”. Quả thật, đại dịch Covid-19 như “hàn thử biểu” đo lòng người. Cuộc chiến chống virus Sars-Cov-2 càng khốc liệt, tang tóc, thì phẩm chất con người càng thử thách. Đọc “Khi đại dịch thế kỷ Covid-19 đi qua” của nhà văn Sương Nguyệt Minh, bạn đọc có thể hình dung được quá trình diễn biến của dịch. Dù đại dịch Covid-19 chưa đến hồi kết, nhưng đã có quá nhiều điều đáng kể, đáng nói, đáng ghi chép lại từ một hiện thực nóng bỏng và khốc liệt. Bên cạnh những người giả dối, cơ hội, trục lợi, chủ quan, lơ là, lo sợ, hoang mang, kì thị,… thậm chí vô cảm với nỗi đau đồng loại, thì số đông là những người chân thực, thiện lương, tử tế, can đảm, tận tụy, tỉnh táo, giàu tình thương yêu, thầm lặng làm việc tốt trước thiên tai nghiệt ngã… “Nhân loại bị trả giá, con người bớt kiêu ngạo?”, “Qua cơn đại dịch mới hiểu lòng người trong đục”, “Lời nói dối đi nửa vòng trái đất”, “Xót thương Sài Gòn”, “Người lính và những hi sinh thầm lặng”, “Về quê tránh dịch”, “Đêm dài cách li”, “Yêu nhau thời Covid”…vv. Những sự kiện, câu chuyện, nhân vật ấy đã được ghi lại bằng cái nhìn tỉnh táo, nhân văn giàu trách nhiệm người cầm bút của nhà văn, nhà báo Sương Nguyệt Minh. 

Hi vọng tập bút kí - bình luận “Khi đại dịch thế kỷ Covid-19 đi qua” là tập sách sinh động, thú vị, hấp dẫn, sẽ được bạn đọc đón nhận, chia sẻ và đồng cảm.

Sách dày 260 trang

Khổ 13x20,5

Giá bìa: 85.000đ

Công ty CP Sbooks liên kết Nxb Văn học, tháng 9.2021

Thông tin từ Sbooks

VNQD
Thống kê
Bài đọc nhiều nhất
Bóng thầm mà rực rỡ trên mỗi trang văn

Bóng thầm mà rực rỡ trên mỗi trang văn

Sau những giờ lên lớp về lí thuyết, các ông chia nhau mỗi người kèm mấy học viên sáng tác... (CHÂU LA VIỆT) 

Anh Tựu trong "Vượt lũ"

Anh Tựu trong "Vượt lũ"

Anh Tựu của chúng tôi, ngoài đời là Thầy thuốc Ưu tú, tiến sĩ, dược sĩ chuyên khoa II Trần Tựu... (KIỀU BÍCH HẬU)

Giọt nước mắt mang hình vết thương

Giọt nước mắt mang hình vết thương

Cứ chiều chiều bà xay bột, tối tráng bánh rồi phơi, phơi đến khô thì mang ra chợ, vừa quạt than nướng vừa bán... (VŨ THANH LỊCH)

Tiếng chim bắt cô trói cột

Tiếng chim bắt cô trói cột

Chẳng biết bắt đầu từ đâu, nhưng trong kí ức của một đứa trẻ đôi lần lên núi kiếm củi, bứt lá rừng về lót chuồng cho lợn cho bò, thi thoảng gặp bụi sim chín ửng… thì núi sau lưng làng tôi được bắt đầu từ mé sông... (HỒ MINH TÂM)