Sách về nhà số 4

Một chiến dịch ở Bắc Kỳ

Thứ Sáu, 10/07/2020 08:01

Những năm gần đây, xu hướng in lại, dịch thuật những cuốn sách của các tác giả nước ngoài viết về văn hoá, lịch sử Việt Nam gia tăng đột biến. Những sản phẩm này được chào đón nhiệt liệt, sách in ra được đông đảo mọi người quan tâm và bán rất chạy. Lí do vì sao? Đó là người Việt được tiếp cận một nguồn tư liệu mới, dưới một góc nhìn mới, tuy rằng có những lúc, những điểm còn phiến diện, áp đặt nhưng rõ ràng đây một kênh thông tin mới và thú vị, nhất là với cách nhìn của người viết là những nhà khoa học, sĩ quan tòng chinh, bác sĩ, nhà truyền giáo…

“Một chiến dịch ở Bắc Kỳ” của Charles-Édouard Hocquard (1853 - 1911) là một cuốn sách rất đặc biệt.

Điều đặc biệt thứ nhất là người viết nó là một bác sĩ quân y trực tiếp tham gia những trận đánh của quân viễn chinh Pháp ở Bắc Kỳ. Hocquard đã ghi lại tỉ mỉ cuộc hành quân cùng với những cảnh sinh hoạt của binh lính và nhân dân khi cuộc chiến diễn ra.

Điều đặc biệt thứ hai là cuốn sách có những bức tranh khắc rất chân thực và quý giá ghi lại cuộc sống của người Việt cách đây hơn một thế kỉ cũng như các thành luỹ, lâu đài, chùa miếu mà rất nhiều trong số đó đến nay không còn tồn tại nữa.

Điều đặc biệt thứ ba của cuốn sách tôi muốn nhấn mạnh là dịch giả Đinh Khắc Phách đã rất công phu khi chú giải những sai sót của tác giả và bình chú thêm những nét phong tục, văn hoá của người Việt mà phần nhiều theo thời gian đã bị lãng quên và mai một.

Một cuốn sách có những nét đặc biệt như thế chẳng phải là tác phẩm rất đáng đọc đó sao!

Nhà văn UÔNG TRIỀU

VNQD
Thống kê
Bài đọc nhiều nhất
Bóng thầm mà rực rỡ trên mỗi trang văn

Bóng thầm mà rực rỡ trên mỗi trang văn

Sau những giờ lên lớp về lí thuyết, các ông chia nhau mỗi người kèm mấy học viên sáng tác... (CHÂU LA VIỆT) 

Anh Tựu trong "Vượt lũ"

Anh Tựu trong "Vượt lũ"

Anh Tựu của chúng tôi, ngoài đời là Thầy thuốc Ưu tú, tiến sĩ, dược sĩ chuyên khoa II Trần Tựu... (KIỀU BÍCH HẬU)

Giọt nước mắt mang hình vết thương

Giọt nước mắt mang hình vết thương

Cứ chiều chiều bà xay bột, tối tráng bánh rồi phơi, phơi đến khô thì mang ra chợ, vừa quạt than nướng vừa bán... (VŨ THANH LỊCH)

Tiếng chim bắt cô trói cột

Tiếng chim bắt cô trói cột

Chẳng biết bắt đầu từ đâu, nhưng trong kí ức của một đứa trẻ đôi lần lên núi kiếm củi, bứt lá rừng về lót chuồng cho lợn cho bò, thi thoảng gặp bụi sim chín ửng… thì núi sau lưng làng tôi được bắt đầu từ mé sông... (HỒ MINH TÂM)