Tạp chí Văn nghệ Quân đội số 1049 (cuối tháng 11/2024)

Thứ Ba, 19/11/2024 10:11

 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, trong đội hình Quân đội nhân dân Việt Nam luôn có sự hiện diện của một đội quân đặc biệt: văn nghệ sĩ - chiến sĩ. Những văn nghệ sĩ đầu quân đã làm nên bản sắc độc đáo của Quân đội nhân dân Việt Nam, có những đóng góp to lớn, góp phần vào thắng lợi chung của quân và dân trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mĩ, thống nhất đất nước cũng như trong cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc và chiến tranh biên giới Tây Nam. Ngày nay, các văn nghệ sĩ quân đội tiếp tục có những đóng góp quan trọng cho nền văn học nghệ thuật nước nhà. Hướng đến kỉ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, ngày truyền thống Tổng cục Chính trị (22/12/1944 - 22/12/2024), Tạp chí Văn nghệ Quân đội đã có cuộc trò chuyện với nhà thơ Hữu Thỉnh - nguyên Chủ tịch Liên hiệp các hội văn học nghệ thuật Việt Nam, nguyên Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam - về đội ngũ văn nghệ sĩ - chiến sĩ.

Bài trò chuyện mang tên Những tác phẩm đề tài người lính và chiến tranh cách mạng đã đi sâu vào lòng người, có sức sống vượt thời gian sẽ mở đầu Tạp chí số này.

Phần Văn xuôi được tiếp tục với những tác phẩm ấn tượng.

Truyện ngắn Sao cát xanh của Nguyễn Thanh Thúy kể câu chuyện của thiên nhiên, cũng là câu chuyện của con người. Những cây sao cát xanh thuộc về núi rừng, cũng cần có sự quần tụ, cố kết, trở che, giống như mẹ, giống như A Đơng, Y Nương và bé Y Blao, họ đều cần được sống trong vòng tay của làng, của cộng đồng...

"...Có thể đó là một tình bạn vượt quá sự lãng mạn, một cơn say nắng dài, một buổi chiều lãng đãng, một khúc nhạc, một hợp âm..." Thợ săn của Huy Phạm là những suy tư, day dứt khôn nguôi về tuổi trẻ. Thời gian, trải nghiệm và điều gì nữa đã khiến nhân vật “tôi” nhận ra: “Những người khác nhau sẽ tìm kiếm những điều khác nhau trong đời. Có thể là tiền bạc, danh vọng, tình ái, quyền lực... Quỳnh tìm nỗi buồn…”

Truyện ngắn Triền cụt của Phan Xuân Luật là những ám ảnh của một người từng mắc sai lầm trong quá khứ, nỗi ám ảnh ấy đeo đẳng gần cả cuộc đời, cho đến khi gặp lại người cũ… Những nỗi lỏng được tỏ ra, những câu chuyện được kể lại. Liệu Triền cụt có nhẹ lòng hơn trong quãng thời gian còn lại?

Bài viết Đại tướng Văn Tiến Dũng và kỉ niệm những ngày đầu làm Cục trưởng Cục Chính trị của Nguyên An hướng đến kỉ niệm 80 năm Ngày truyền thống Tổng cục Chính trị.

Bút kí Điều không có trong phim của nhà văn Trung Sỹ chân thực và xúc động viết về những người lính trở lại chiến trường xưa; tản văn Âm thanh mùa cũ của Đỗ Thanh Tuân đầy cảm xúc đẹp khi viết về những kỉ niệm ấu thơ.

Phần Thơ với sự góp mặt của các tác giả: Bùi Sỹ Hoa, Phan Hoàng, Hoàng Vũ Thuật, Lâm Minh Thường, Nguyễn Kiến Thọ, Lê Trọng Nghĩa, Hà Phi Phượng, Lê Vi Thuỷ, Khổng Trường Chiến, Phạm Thị Kim Khánh, Đoàn Trọng Hải.

Những dấu ấn đề tài chiến tranh, người lính, quê hương đất nước, tình yêu con người…; sự riêng biệt trong phong cách biểu đạt; sự khẳng định giọng điệu, màu sắc riêng của mỗi tác giả đã làm nên sự ấn tượng, độc đáo cho trang thơ số này.

“Thơ trong những tập thơ” là bài viết Bí mật của phục sinh… của Nguyễn Thanh Tâm giới thiệu thi tập Phục sinh của Đào Quốc Minh.

Văn học nước ngoài giới thiệu tác phẩm Trò chơi mạo hiểm của Louisa May Alcott.

Phần Bình luận văn nghệ với sự tham gia của các tác giả: Hải Miên, Tâm Anh, Trần Hường, Nguyễn Thế Bắc, Nguyễn Minh Khiêm, Nguyễn Thuỳ Trang.

Trong cuộc đời cầm bút của mình, GS.TS, nhà văn Trình Quang Phú dành phần lớn thời gian, tâm sức để sưu tầm tư liệu, nghiên cứu và sáng tác văn học về Bác Hồ. Cuốn truyện - kí Theo dấu chân Người của ông vừa được Nxb Hội Nhà văn ấn hành cuối năm 2024, và ngay lập tức được tái bản (có bổ sung) chỉ trong vòng hơn một tháng. Bài viết Theo dấu chân Người là những cảm nhận sâu sắc về cuốn sách này.

Với tư cách là một diễn ngôn về chiến tranh, thơ kháng chiến 1945 - 1975 mang trong lòng nó một hệ thống biểu tượng như là kết tinh của ý thức, quan niệm thẩm mĩ, chính trị. Từ hệ thống biểu tượng này, chúng ta có cơ hội nhận ra khuôn mặt của chiến tranh, đồng thời từ đó, nhận ra đặc trưng thẩm mĩ của một thời đại thi ca. Bài viết Máu - lửa trong thơ kháng chiến sẽ có những phân tích luận bàn về đề tài này.

Có thể khẳng định rằng lượng công chúng bạn đọc ngày càng gia tăng về số lượng, chất lượng và sự đa dạng, phong phú về mục đích đọc, tìm hiểu những vấn đề liên quan đến truyện trinh thám ở Việt Nam đã tác động mạnh mẽ đến sự phát triển thể loại này. Ở chiều hướng tích cực, điều đó góp phần thúc đẩy sự phát triển thể loại truyện trinh thám ở Việt Nam. Bài viết Người đọc với sự phát triển thể loại truyện trinh thám ở Việt Nam sẽ có những bình luận, khái quát về câu chuyện này.

Bên cạnh đó là những vấn đề được xã hội và giới chuyên môn quan tâm, những chia sẻ nghề nghiệp, những cảm nhận, phân tích, luận giải về các văn nghệ sĩ, tác phẩm nghệ thuật... hứa hẹn sẽ mang đến cho bạn đọc nhiều thú vị, hấp dẫn.

Tạp chí Văn nghệ Quân đội số 1049 dày 120 trang dự kiến sẽ phát hành ngày 20/11/2024. Thân mời các bạn đón đọc!

Văn

TS Đoàn Minh Tâm - Nhà thơ Hữu Thỉnh

Những tác phẩm đề tài người lính và chiến tranh cách mạng đã đi sâu vào lòng người, có sức sống vượt thời gian

Nguyễn Thanh Thuý

Sao cát xanh

Trung Sỹ

Điều không có trong phim

Nguyên An

Đại tướng Văn Tiến Dũng và kỉ niệm những ngày đầu

làm Cục trưởng Cục Chính trị

Huy Phạm

Thợ săn

Phan Xuân Luật

Triền cụt

Đỗ Thanh Tuân

Âm thanh mùa cũ

 

Thơ

Bùi Sỹ Hoa

Chuông chùa Trường Sa; Phuxailaileng; Dòng kiến gánh gồng

Phan Hoàng

Hoa của đá; Cơn bão kí tự mới

Hoàng Vũ Thuật

Sự im lặng của buổi chiều; Cát hát; Bông trang

Lâm Minh Thường

Cánh đồng Tây Nam; Đôi mắt Sóc Sơn; Phía mênh mông

Nguyễn Kiến Thọ

Mỗi tháng mười về; Kí hiệu

Lê Trọng Nghĩa

Chiếc lồng và cánh chim; Bức tranh lạnh

Hà Phi Phượng

Tĩnh vật trong bảo tàng; Khoảnh khắc kì diệu

Lê Vi Thuỷ

Em; Nỗi buồn tôi

Khổng Trường Chiến

Tấm bản đồ trên lưng người đi biển

Phạm Thị Kim Khánh

Gọi về đủ vía

Đoàn Trọng Hải

Trong veo mắt em

Nguyễn Thanh Tâm

Bí mật của phục sinh… (Đọc Phục sinh của Đào Quốc Minh)

 

Văn học nước ngoài

Louisa May Alcott - Trò chơi mạo hiểm

(Trần Như Luận lược dịch từ nguyên bản tiếng Anh)

 

Bình luận văn nghệ

Hải Miên

Theo dấu chân Người

Tâm Anh

Hình tượng người lính hôm nay trong lục bát hiện đại

Trần Hường

Máu - lửa trong thơ kháng chiến

Nguyễn Thế Bắc

Người đọc với sự phát triển thể loại truyện trinh thám

ở Việt Nam

Nguyễn Minh Khiêm

Vương Trọng, thơ khúc chiết đến từng con chữ

Nguyễn Thuỳ Trang

Học trò bên kia phá Tam Giang:

Phác thảo văn hoá làng quê xứ Huế

 

Minh hoạ, ảnh

Bìa 1: Em bé Sán Chỉ

Tranh của họa sĩ Trương Mạnh Sáng

Minh họa: Thành Chương, Đỗ Dũng, Nguyễn Văn Đức,

Công Quốc Hà, Đặng Tiến, Chiết Tô

VNQD
Thống kê