Tạp chí Văn nghệ Quân đội số 957 + 958 (số Xuân Tân Sửu 2021)

Thứ Ba, 12/01/2021 11:50

 Không khí mùa xuân đã tràn ngập trên những trang tạp chí số Tết Tân Sửu 2021 của Văn nghệ Quân đội. Xin chúc các cộng tác viên, các bạn đọc gần xa một mùa xuân mới với nhiều niềm vui và hi vọng.

Văn nghệ Quân đội số Tết 2021 sẽ có rất nhiều nội dung hấp dẫn và ấn tượng đón đợi bạn đọc. Đầu tiên là những thông báo về Cuộc thi thơ 2021-2022 trên Tạp chí Văn nghệ Quân đội. Với mong muốn đồng hành cùng các tác giả trong và ngoài nước, nhằm phát hiện, tôn vinh những tác phẩm mới có chất lượng trên tạp chí. Được sự đồng ý của Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam, Tạp chí Văn nghệ Quân đội tiến hành tổ chức Cuộc thi Thơ 2021-2022. Ban tổ chức hi vọng nhận được nhiều sự đóng góp chia sẻ từ đông đảo bạn viết.

Nghe đến hai từ “cảnh sát”, có lẽ bạn đọc Văn nghệ Quân đội vẫn hình dung đó là những chiến sĩ thuộc lực lượng Công an nhân dân và nhiệm vụ của họ chủ yếu là đảm bảo trật tự an toàn xã hội trên đất liền. Chính vì thế khi gặp các đồng chí lãnh đạo Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam, điều đầu tiên mà chúng tôi muốn biết là, để nói điều gì đó ngắn gọn nhất về lực lượng Cảnh sát biển, một lực lượng thuộc Bộ Quốc phòng mà gợi lên sự đặc thù của ngành thì nên dùng hình ảnh nào? “Cảnh sát giữa trùng khơi”, vâng, sau một hồi trao đổi thì đó là cụm từ mà chúng tôi tạm dùng để gọi về lực lượng Cảnh sát biển, một lực lượng mới ra đời được 22 năm nhưng đã khẳng định được vị thế của một “sắc lính” xứng đáng với danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân thời kì đổi mới… Trong không khí Tết đến Xuân về, các nhà văn Tạp chí Văn nghệ Quân đội đã có cuộc trò chuyện với đồng chí Thiếu tướng Bùi Quốc Oai, Chính ủy Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam. Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.

Bài trò chuyện Câu chuyện về những “cảnh sát giữa trùng khơi” sẽ mở đầu tạp chí số Tết 2021.

… “Người Hà Nội chơi hoa không quá chú trọng vào loại hoa. Người ta quan tâm nhất đến cách cắm một lọ hoa cho đẹp. Và đặc biệt khi nhà có đàn ông thì không bao giờ đàn bà đảm nhận việc cắm hoa. Thậm chí khi đến nhà ai đó chơi còn biết được bình hoa hô nay là do bà xã ông ấy cắm. Ngay cả những trường dạy nữ công thì giáo viên dạy cắm hoa vẫn thường là đàn ông. Chẳng phải đàn ông ở đất này cần cù chăm chỉ hơn nơi khác. Chỉ là đàn bà nơi đây dù học hành trường lớp nữ công cẩn thận cũng chưa bao giờ cắm hoa đẹp bằng đàn ông. Ngay cả chợ hoa ngày tết thì khách đàn ông vẫn chiếm ưu thế. Chẳng biết vì sao”… Những chia sẻ hết sức thú vị và sâu sắc của hoạ sĩ, nhà văn Đỗ Phấn trong bài trò chuyện mang tên Cứ về Hà Nội một vài năm anh sẽ nhận ra kích thước thật của mình. Bài do nhà phê bình Hoàng Đăng Khoa thực hiện.

Một bánh bao mà có tới hai trứng cút đánh dấu sự trở lại của tác giả Huy Phạm. Với cái nhìn của người trẻ, Huy Phạm đã mang đến một phong cách viết mới mẻ và nhiều suy ngẫm. Cuộc sống luôn tiếp diễn dù có những trồi sụt sau lớp sương mờ ảo. Có những điều giản dị nhưng lấp lánh như một phép màu mà cuộc sống đã đem đến cho mỗi chúng ta. Điều quan trọng là chúng ta biết lắng nghe và cảm nhận nó…

Húi hề của Triều La Vỹ là câu chuyện về xã hội Việt Nam những năm đầu thế kỉ XX và phong trào đấu tranh chống lại giai cấp phong kiến cũng như chế độ thực dân. Những nhân vật tiêu biểu trong truyện đã góp mình vào phong trào, vào lịch sử như thế nào? Trong cách nhìn của người viết hôm nay, lịch sử đã hé lộ điều gì và còn điều gì khiến chúng ta phải suy ngẫm.

Tìm trâu của Đoàn Ngọc Hà là câu truyện dí dỏm, hài hước và xúc động về tình cảm của người nông dân với con trâu. Với giọng văn lôi cuốn, cách kể hấp dẫn, nhà văn đã khiến một câu chuyện diễn ra trong bối cảnh chiến tranh loạn lạc cũng trở nên nhẹ nhàng, tươi vui hơn. Năm Tân Sửu sắp đến, truyện ngắn như góp thêm sự thân thuộc, gần gũi đối với con trâu trong văn hoá cũng như trong đời sống Việt.

Mùi rừng của Tống Ngọc Hân đưa chúng ta trở lại không gian miền núi trong những ngày giáp tết cùng câu chuyện tình yêu của cô gái tên Xanh và chàng trai tên Dưỡng. Xanh vượt qua những định kiến của vùng núi, vượt qua định kiến của người cha để được sống và đi tìm ước mơ của mình. Những tưởng sự định kiến ấy cũng sẽ là rào cản để Dưỡng thổ lộ tình cảm của mình, nhưng những niềm cảm thông, những ý nghĩ tốt đẹp đã đưa họ lại gần nhau, hay bởi “mùi rừng” đã gắn kết họ lại.

Phần Văn xuôi còn có ghi chép Giã từ Canh Tý bao lưu luyến của Anh Ngọc, Qua mùa mặc nưa của Võ Diệu Thanh, bút kí Biên cương trong màu nước của Nguyễn Hội, tản văn Tết xứ mưa của Phạm Duy Nghĩa, tản văn Lang thang trên những ngọn núi của Đỗ Bích Thúy.

Sự xuất hiện của rất nhiều cây bút tên tuổi, sung sức làm nên sự sung túc cho phần Thơ số này như: Lê Thành Nghị, Nguyễn Đức Mậu, Vương Trọng, Trần Hùng, Nguyễn Hữu Qúy, Trần Anh Thái, Trần Quang Qúy, Hoàng Vũ Thuật, Mai Văn Phấn, Lương Tử Đức, Hoàng Nhuận Cầm, Nguyễn Linh Khiếu, Trần Quang Đạo…

Mùa xuân đã hiện hữu trên những trang thơ nhiều màu sắc và đầy sức sống. Từ vùng núi cao biên giới đến hải đảo xa xôi, tất cả đều bừng lên trong một diện mạo mới. Mỗi bài thơ là một câu chuyện, một bức tranh, một góc nhìn, một lát cắt… về cuộc sống với nhiều vẻ đẹp và cũng nhiều ngẫm ngợi.

“Thơ trong những tập thơ” số này là bài viết Một khía cạnh thơ Hữu Thỉnh giới thiệu thi tập Ghi chú sau mây của nhà thơ Hữu Thỉnh, do nhà thơ Vũ Quần Phương chọn và giới thiệu.

“VNQĐ giới thiệu” là chân dung tác giả Đoàn Ngọc Thu cùng chùm thơ ấn tượng của chị.

Văn học nước ngoài giới thiệu truyện ngắn Nàng Cáo của nữ nhà văn người Anh, Sarah Hall. Truyện do Trần Như Luận dịch từ nguyên bản tiếng Anh.

Bình luận văn nghệ với sự góp mặt của các tác giả: Ngô Vĩnh Bình, Bùi Việt Thắng, Bảo Ninh, Vũ Kiều Chinh, Hoàng Thư, Lê Hồng Lâm, Bình Minh.

Nhà văn Bảo Ninh trong bài Trên cái nền xanh vĩ đại và vô biên ấy đã có những nhận định rất xác đáng và thú vị về cuốn Nhật kí phi công tiêm kích của Anh hùng Nguyễn Đức Soát: Dũng cảm hay hèn nhát, do dự hay quyết đoán, kém cỏi hay tài giỏi, cậy vào số đông hay bằng vào sự thiện chiến và lòng quả cảm, tất cả bày ra mồn một, không thể che giấu, bịa tạc, viết ẩu, nói khoác. Có những cuộc thật sự là đấu tay đôi, dữ dội, nảy lửa, kinh khủng, mà… mã thượng.

Nhìn lại điện ảnh Việt sau một năm sóng gió là bài viết của nhà phê bình điện ảnh Lê Hồng Lâm. Sau những nhìn nhận và phân tích, anh cho rằng: Dòng chảy ngầm của phim độc lập/ nghệ thuật Việt Nam hi vọng sẽ dần cân bằng lại với dòng phim giải trí đang nắm thế chủ đạo của điện ảnh trong nước, đồng thời tiếp cận, đào sâu những chủ đề hay ngôn ngữ điện ảnh mà các bộ phim thương mại không có khả năng chạm tới. Có như vậy thì điện ảnh Việt Nam mới chạm gặp cơ hội tiến ra biển lớn.

Còn nhiều bài viết được đông đảo bạn đọc quan tâm, các vấn đề của đời sống hôm nay, chân dung nhân vật qua cái nhìn của văn nghệ sĩ... cũng được phản ánh một cách sinh động và thuyết phục...

Tạp chí VNQĐ số 957 + 958 dày 200 trang, dự kiến phát hành ngày 20/1/2021. Thân mời các bạn đón đọc!

Văn

PV Câu chuyện về những “cảnh sát giữa trùng khơi” 3. Anh Ngọc Giã từ Canh Tý bao lưu luyến 16. Phạm Duy Nghĩa Tết xứ mưa 24. Đỗ Bích Thúy Lang thang trên những ngọn núi 28. Nguyễn Hội Biên cương trong màu nước 31. Huy Phạm Một bánh bao mà có tới hai trứng cút 57. Triều La Vỹ Húi hề 75. Võ Diệu Thanh Qua mùa mặc nưa 88. Hoàng Đăng Khoa Họa sĩ, nhà văn Đỗ Phấn: Cứ về Hà Nội một vài năm, anh sẽ nhận ra kích thước thật của mình 119. Đoàn Ngọc Hà Tìm trâu 151. Tống Ngọc Hân Mùi rừng 160.

 

Thơ

Lê Thành Nghị Tâm tình cao nguyên 41. Nguyễn Đức Mậu Chú chim sâu bé nhỏ 42. Nguyễn Văn Khôi Con đường nào 42. Vương Trọng Thơ hai câu 43. Trần Hùng Lay 43. Nguyễn Hữu Quý Ru bão 45. Trần Anh Thái Cánh đồng quê 46. Trần Quang Quý Những bài thơ tôi viết 47. Hoàng Vũ Thuật Chiếc ghế và chú gấu bông 48. Mai Văn Phấn Ngước lên lóa mắt 49. Lương Tử Đức Phải nín thở mới biết được 50. Nguyễn Việt Chiến Ngựa thổ cẩm ở miền sương trắng 51. Hoàng Nhuận Cầm Xuân ơi xuân 52. Dương Kỳ Anh Ngày xuân 52. Ngọc Bái Chơi tết với người Mông 53. Nguyễn Linh Khiếu Hoa mai 54. Phan Hoàng Hoa ốc của người gác hải đăng 55. Trần Quang Đạo Thách đấu 56. Vũ Quần Phương Một khía cạnh thơ Hữu Thỉnh 69. Người Biên Tập Mai năm mới áo lại tha hồ mới 101. VNQĐ giới thiệu: Đồng hồ cát; Khúc xone Giáng sinh; Không phải nhớ đâu (Đoàn Ngọc Thu) 103. Đinh Thị Như Thúy Xóa 106. Lê Thanh My Mộng mị ngày mưa 107. Nguyễn Thúy Quỳnh Viết giữa giao thừa 108. Trang Thanh Mộc Châu 109. Vi Thùy Linh Cỗ xe mùa xuân 110. Huỳnh Thúy Kiều Phía không có mùa đông 112. Minh Hạ Biên cương 113. Đỗ Thu Hiền Viết cho Thị Kính 114. Bùi Sim Sim Những mảnh vỡ 115. Nguyễn Thị Thúy Hạnh Giao hưởng 116. Trần Thị Nương Bài thơ cao nguyên 117. Trần Thu Hà Trái tim sót lại 118. Nguyễn Thanh Kim Chiêm ngưỡng 142. Võ Sa Hà Suối cũ 143. Đoàn Mạnh Phương Chuyển động 143. Nguyễn Quang Hưng Xem lan vũ nữ 144. Hữu Việt Mắt Trường An 145. Hồ Minh Tâm Ngỡ ngàng chúng ta 145. Nguyễn Trọng Văn Người thổi khèn trên xứ mù sương 146. Nguyễn Sĩ Đại Mùa xuân đi qua cầu Long Biên 147. Mai Nam Thắng Bờ xưa 148. Du An Qua đèo Pha Đin 149. Đinh Công Thủy Bài thơ màu trắng 150.

 

Văn học nước ngoài

Sarah Hall Nàng Cáo (Trần Như Luận dịch từ nguyên bản tiếng Anh) 129.

 

Bình luận văn nghệ

Ngô Vĩnh Bình Nguyễn - một nhà văn Hà Nội 170. Bùi Việt Thắng Năm anh em trên một chiếu văn 174. Bảo Ninh Trên cái nền xanh vĩ đại và vô biên ấy 179. Vũ Kiều Chinh Thị trường nhạc tết 183. Hoàng Thư Năm Sửu nói chuyện tranh trâu 188. Lê Hồng Lâm Nhìn lại điện ảnh Việt sau một năm sóng gió 191. Bình Minh Kiệt tác về lòng hiếu thuận 195.

 

Minh họa, ảnh

Bìa 1: Tân Sửu Tranh của họa sĩ Tào Linh

Ảnh phụ bản: Mùa hoa mận của NAG Tưởng Hồng Dương

Minh họa: Nguyễn Vân Chung, Trương Đình Dung,

Phạm Hà Hải, Phạm Minh Hải, Ngô Xuân Khôi, Nguyễn

Anh Minh, Nguyễn Đăng Phú, Đặng Tiến, Vũ Đình Tuấn, PV...

VNQD
Thống kê