Tạp chí Văn nghệ Quân đội số 995+996 (số đặc biệt chào mừng Quốc khánh 2/9)

Thứ Bảy, 27/08/2022 20:59

Xuất phát từ địa lí và điều kiện tự nhiên mang tính đặc thù nên tỉnh Kiên Giang được xem là vị trí chiến lược quan trọng về kinh tế - xã hội và quốc phòng, an ninh của khu vực cũng như cả nước. Cuộc trò chuyện với Đại tá Nguyễn Văn Ngành, Uỷ viên Thường vụ Tỉnh uỷ, Chỉ huy trưởng và Đại tá Lê Hoàng Vũ, Tỉnh uỷ viên, Chính uỷ Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Kiên Giang sẽ cho bạn đọc hiểu rõ hơn về vùng đất tận cùng này cùng sự cống hiến, hi sinh của những người lính Kiên Giang hôm qua và hôm nay.

Bài đối thoại mang tên Giữ ổn định địa bàn để phát triển cùng đất nước sẽ mở đầu Tạp chí VNQĐ số đặc biệt kỉ niệm Ngày Quốc khánh nước CHXHCN Việt Nam (2//1945-2/9/2022).

“…Mảng văn học viết về chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và hậu quả của chiến tranh thì khó ai viết hay hơn các nhà văn đã từng và hiện đang trong quân đội. Vì thế ngoài các tác giả có trong chương trình trước, Chương trình 2018 có gợi ý thêm một số tác phẩm của các tác giả là nhà văn quân đội như: Phan Tứ, Bảo Ninh, Trần Đăng Khoa, Trung Trung Đỉnh, Đặng Thùy Trâm... Sách Ngữ văn Cánh Diều bổ sung thêm một số tác giả mới như Sương Nguyệt Minh, Vũ Cao Phan. Trần Đăng Khoa…” Đó là những chia sẻ của PGS.TS Đỗ Ngọc Thống trong bài trò chuyện mang tên Tác phẩm của các nhà văn quân đội trong chương trình và sách giáo khoa ngữ văn mới.

Phần Văn xuôi ấn tượng với ghi chép Hà Nội những ngày thu độc lập của Mai Vui, bạn đọc sẽ được sống lại những ngày Hà Nội sôi sục trong không khí của Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9; ghi chép Sóng Cửa Việt của Hà Nguyên Huyến viết về những người lính đặc công nước đánh tàu chở dầu USS Noxubee ngày 8/9/1969 ở cảng Cửa Việt. Bên cạnh đó là bút kí Miệt Thứ của Trương Chí Hùng; bài viết Chiếc ăng gô của Nguyễn Trọng Luân.

Truyện ngắn Trọn lời uỷ thác kể về Bình - một người lính từng tham gia bảo vệ biên giới phía Bắc, trở về với đời thường anh vẫn giữ vững tinh thần, nghị lực, ý chí của người lính. Đặc biệt là đức hi sinh khi Bình phải thay anh chị nuôi đứa cháu nên người. Vì lời hứa với người đã khuất mà anh đã quên đi niềm hạnh phúc riêng tư của chính mình…

Bến thương của Võ Diệu Thanh ám ảnh người đọc bởi mối tình tay ba giữa Thinh - Quỳnh - Lam. Chuyện tình ấy bắt đầu từ câu chuyện Lam và Quỳnh thích gần gũi những chú cá nên lập bến sông cho cá về trú ngụ. Thinh xuất hiện khi đàn cá về quần tụ và cuốn Quỳnh vào một mối tình sóng gió. Khi tưởng như chỉ còn lại Lam và đàn cá cùng những kỉ niệm nơi bến sông thì Quỳnh lại trở về… Câu chuyện buồn thương ấy chưa dừng lại, rồi họ sẽ ra sao?

Hành hương của Quyên Gavoye lại cuốn người đọc vào một niềm tin mơ hồ nhưng mãnh liệt. “…Cởi bỏ những day dứt của người chưa chết không phụ thuộc vào sự trở lại của những người đã khuất mà phụ thuộc vào chính bản thân của những người đang sống. Nếu họ biết rằng một ngày nào đó chính họ cũng sẽ trở thành hồn ma và sẽ gặp lại những người đã chết trước họ thì họ sẽ không bao giờ day dứt mà níu kéo những linh hồn. Họ sẽ để cho những linh hồn được tự do và thanh thản làm những điều mình muốn thay vì bắt những linh hồn phải đi theo họ, chứng kiến sự day dứt vì những người đã chết…”

“Truyện ngắn hay tác giả tự chọn” giới thiệu truyện ngắn Vết thương thành thị của nhà văn Đỗ Tiến Thuỵ.

Phần Thơ với sự xuất hiện của các tác giả quen thuộc đã gắn bó với VNQĐ trong nhiều năm qua. Cuộc thi thơ đang ở trong giai đoạn nước rút với những sự xuất hiện ấn tượng. Nhiều tác giả đã thể hiện được nội lực sáng tạo cũng như giọng điệu, phong cách riêng khác. Thời gian còn lại của cuộc thi không còn dài, ban biên tập mong đợi những đóng góp tiếp theo của các tác giả từ mọi miền đất nước.

“VNQĐ giới thiệu” số này là chân dung tác giả Phạm Thị Kim Khánh cùng chùm thơ ấn tượng của chị.

“Thơ trong những tập thơ” là bài viết Chín nhánh da vàng nhịp thở long đong của TS Nguyễn Thanh Tâm giới thiệu thi tập Chín nhánh da vàng của tác giả Trần Đức Tín - Khét.

Văn học nước ngoài giới thiệu truyện ngắn Vương Gia Trang trên mặt địa cầu của Tất Phi Vũ do Châu Hải Đường dịch từ nguyên bản tiếng Hoa.

Phần Bình luận văn nghệ với sự góp mặt của các tác giả: Đinh Trí Dũng, Lê Phong, Lê Thị Dương - Trần Thanh Thủy, Hồ Huy Sơn, Lê Đức Thịnh, Trịnh Thu Tuyết, Trần Thị Thục, Lê Hữu Trúc, Lê Hoài Khánh, Nguyễn Minh Cường.

Bản án chế độ thực dân Pháp và một số truyện, kí của Nguyễn Ái Quốc thời kì hoạt động ở Pháp giới thiệu sâu hơn về những tác phẩm được Nguyễn Ái Quốc viết trong những ngày tìm đường cứu nước trên đất Pháp.

Trẻ em trong chiến tranh (qua một số phim điện ảnh Việt Nam) là bài viết khảo sát, phân tích một số bộ phim điện ảnh mà hình ảnh những đứa trẻ trong chiến tranh đã khôn nguôi ám ảnh chúng ta. Chúng ta đều thừa nhận rằng, trong bất kì cuộc chiến nào, đối tượng dễ tổn thương nhất là trẻ em, bởi chúng quá nhỏ bé để có thể chống chọi lại sự tàn khốc của súng đạn.

Ở Việt Nam, sau cải cách mở cửa năm 1986, cũng như nhiều ngành nghề nghệ thuật khác, kiến trúc đã có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển, hội nhập với nền kiến trúc thế giới. Các công trình kiến trúc và kiến trúc sư tăng nhanh cả về số lượng lẫn chất lượng. Nền kiến trúc Việt Nam đã mang một diện mạo mới “đa sắc, đa hình, đa ý” với sự song song tồn tại nhiều xu hướng, trường phái khác nhau. Bài viết Vài suy nghĩ về kiến trúc Việt Nam đương đại sẽ nói kỹ hơn về điều này.

Bên cạnh đó là những vấn đề được xã hội và giới chuyên môn quan tâm, những chia sẻ nghề nghiệp, những cảm nhận, phân tích, luận giải về các văn nghệ sĩ, tác phẩm nghệ thuật... hứa hẹn sẽ mang đến cho bạn đọc nhiều thú vị, hấp dẫn.

Tạp chí Văn nghệ Quân đội số 995+996 dày 200 trang dự kiến sẽ phát hành ngày 2/9/2022. Thân mời các bạn đón đọc!

Văn

PV Giữ ổn định địa bàn để phát triển cùng đất nước 3. Mai Vui Hà Nội những ngày thu độc lập 12. Trương Chí Hùng Miệt Thứ 28. Hà Nguyên Huyến Sóng Cửa Việt 36. Đỗ Tiến Thụy Vết thương thành thị 51. Vũ Công Chiến Trọn lời ủy thác 66 Võ Diệu Thanh Bến thương 74. Đoàn Minh Tâm PGS.TS Đỗ Ngọc Thống: Tác phẩm của các nhà văn quân đội trong chương trình và sách giáo khoa ngữ văn mới 100. Quyên Gavoye Hành hương 106. Nguyễn Trọng Luân Chiếc ăng gô 145.

 

Thơ

Võ Văn Luyến Gặp đồng hương ở Nakhon Phanom; Quê hương tạc Người; Chị 42. Nguyên Như A Ma Bum; Dưới chân cầu; Ngày cây rụng lá 45. Hồng Thanh Quang Rất nhẹ nhàng tháng Tám; Bất biến; Bài thơ đầu đời lính 48. Pờ Sảo Mìn Trời làm; Pồ tôi 86. Nguyễn Kiến Thọ Gặp sông Hồng nơi đất Mũi; Cà phê; Mùa thi 89. Nhụy Nguyên Mái trăng khuya; Rêu nắng; Sông vẫn chảy về trời 92. Trương Thị Bách Mỵ Trở về; Hoa chămpa 95. Đỗ Thành Đồng Nỗi nhớ mặt trời; Mắt xưa 98. VNQĐ giới thiệu thơ Phạm Thị Kim Khánh Thổ cẩm mùa thiếu nữ; Gọi vía rừng; Hoa lau 117. Hoàng Quốc Cảnh Trưa Thạch Hãn 121. Hà Đức Hạnh Kỉ vật ở cảng Gianh 122. Nguyễn Vũ Điền Bài thơ về đôi dép 123. Trần Thu Hằng Về với anh 124. Đoàn Phước Lộc Bình yên nơi ấy quê nhà 125. Ngô Đức Hành Tây Nguyên mùa mưa 126. Cao Nguyên Quyền Chú tôi, cậu tôi 127. Bùi Việt Phương Phía nào cũng đại dương 128. Vũ Trọng Quang Bên kia đường biên 129. Nguyễn Thanh Tâm Chín nhánh da vàng nhịp thở long đong (Đọc Chín nhánh da vàng của Trần Đức Tín) 130. Du An Hồ; Suối 149. Nguyễn Văn Song Cỏ. Trăng. Và… ; Những lá thư của chị 151. Trần Lê Anh Tuấn Người thợ may; Đứng trên miệng núi lửa 153. Hoàng Thụy Anh Thiên Cầm; Vũ nữ 155. Nhung Nhung Thoáng trắng tìm nhau; Bésame 157.

 

Văn học nước ngoài

Tất Phi Vũ Vương Gia Trang trên mặt địa cầu (Châu Hải Đường dịch từ nguyên bản tiếng Hoa) 135.

 

Bình luận văn nghệ

Đinh Trí Dũng Bản án chế độ thực dân Pháp và một số truyện, kí của Nguyễn Ái Quốc thời kì hoạt động ở Pháp 159. Lê Phong Đại tướng Võ Nguyên Giáp, cuộc đời như bản hùng ca bất tử 165. Lê Thị Dương - Trần Thanh Thủy Trẻ em trong chiến tranh (qua một số phim điện ảnh Việt Nam) 169. Hồ Huy Sơn Văn học trẻ thành phố Hồ Chí Minh: Ở lưng chừng nhìn xuống đám đông 174. Lê Đức Thịnh Dưới thảm mục những linh hồn mở ra loài thủy chung 179 Trịnh Thu Tuyết Một cuốn sách về sự vô nghĩa 182. Trần Thị Thục Kawabata Yasunari và sự kiếm tìm căn cước dân tộc qua văn chương 186. Lê Hữu Trúc Vài suy nghĩ về kiến trúc Việt Nam đương đại 190. Lê Hoài Khánh Nhạc sĩ Minh Quang thuở binh nhất 194. Nguyễn Minh Cường Những người ngã xuống xây nên mặt trận linh hồn 197.

VNQD
Thống kê