“Phải nói rằng rất xúc động và hết sức thiêng liêng mỗi khi chúng ta đọc lại những bức thư của Hồ Chủ tịch gửi nhân Ngày Thương binh liệt sĩ. Máu xương của mỗi người con Việt Nam ngã xuống vì Tổ quốc không thể đo đếm bằng vật chất, nhưng tình cảm của Hồ Chủ tịch tới từng con người cụ thể, tới toàn thể những người đã hi sinh, đã cống hiến một phần thân thể đã khẳng định một điều: Dân tộc ta, nhân dân ta mà đứng đầu là Hồ Chủ tịch luôn hết sức tri ân, nghĩa tình, dành những gì tốt đẹp nhất có thể với những người có công với nước…”
Nhân dịp kỉ niệm 75 năm Ngày Thương binh liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2022), Tạp chí Văn nghệ Quân đội đã có cuộc trao đổi với Đại tá Đoàn Quang Hòa - Phó Cục trưởng Cục Chính sách - Tổng cục Chính trị về chặng đường trưởng thành toàn diện và những dấu mốc đáng ghi nhận của công tác Chính sách trong Quân đội. Bài trò chuyện mang tên Ý Đảng hợp lòng dân sẽ mở đầu Tạp chí VNQĐ số 992.
Phần Văn xuôi với các truyện ngắn: Đổi mẹ của Kiều Bích Hậu, Mặc như lôi của Hoàng Công Danh, Trương và Nguyễn của Trần Thị Tú Ngọc; ghi chép Ân tình A Lưới của Nguyễn Khắc Nguyệt; tản văn Cũng tại cà phê của Hoàng Đăng Khoa.
Đổi mẹ là câu chuyện xúc động về đứa trẻ tự kỉ. Đó là một hành trình đầy gian nan, day dứt, đau xót mà những gia đình không may mắn có trẻ bị tự kỉ phải trải qua. Nhưng ở một góc nhìn khác, đó là một trải nghiệm của sự thấu hiểu, nhân văn. Câu chuyện về bé Ong là một trong muôn vàn những câu chuyện mà chúng ta có thể gặp trong đời thực, qua đó nhà văn gửi đến mỗi chúng ta thông điệp của lòng yêu thương, sự sẻ chia giữa con người với con người.
Mặc như lôi lôi cuốn bạn đọc vào câu chuyện của những người trẻ tuổi, bối cảnh của chuyện là một ngôi chùa bình yên. Sự xáo trộn đến từ chị Liên, người con gái rung động bởi Từ Chân, nhưng Từ Chân là người tu hành. Sư đệ của Từ Chân lại xao lòng trước vẻ đẹp con gái ấy… Truyện kể nhẹ nhàng nhưng hướng đến những điều sâu xa trong cõi người cũng như cõi tu hành.
Trương và Nguyễn ấn tượng bởi cách kể của Trần Thị Tú Ngọc. Đây có lẽ là sự gặp gỡ giữa tác giả - nhân vật - người đọc với nhiều ám ảnh khôn nguôi khi đã chìm đắm vào tác phẩm. “…Chiều nay tôi trở lại bên bờ lở của dòng sông không tên tuổi, ngậm ngùi báo cho Trương Chi biết tin Nguyễn vừa từ giã cõi đời. Trương Chi im lặng rất lâu trước khi chậm rãi đẩy con thuyền trôi, để lại đằng sau một khoảng trống mênh mông không gì bù đắp được...”
“Truyện ngắn hay tác giả tự chọn” số này giới thiệu tác phẩm Người xa lạ của nhà văn Phong Điệp.
Phần Thơ với sự xuất hiện của các cây bút: Phạm Trọng Thanh, Huỳnh Minh Tâm, Thái Tràng, Phạm Quỳnh Loan, Vàng A Giang, Đinh Công Thuỷ, Nông Quang Khiêm, Phạm Văn Dũng, Phan Đức Lộc, Trần Tịnh Yên, Phát Dương, Lê Thái An.
Cuộc thi thơ đang ở vào giai đoạn sôi động nhất, những tác giả đã quen thuộc và cả những tác giả lần đầu xuất hiện đều mang đến một không khí tươi mới, háo hức. Với sự phong phú của đề tài, thể loại, trang thơ số này mang đến sự đa dạng trong giọng điệu. Ban biên tập luôn mong đợi và kì vọng sự xuất hiện ấn tượng từ tất cả các tác giả.
“VNQĐ giới thiệu” là chân dung tác giả Huệ Thi cùng chùm thơ ấn tượng của chị.
Phần Bình luận văn nghệ có sự tham gia của các tác giả: Tâm Anh, Đinh Minh Hằng, Hoài Nam, Lê Hồ Nam, Nguyễn Thị Kim Nhạn, Nguyễn Hoàng Diệu Thuỷ.
Có thể nói, trong hệ đề tài về Bác, giai đoạn ra đi tìm đường cứu nước có một sức hấp dẫn đặc biệt đối với nhiều thế hệ văn nghệ sĩ. Các tác phẩm nghệ thuật về đề tài này đều hướng đến ba nội dung chủ yếu: khắc họa tình yêu nước, nỗi bâng khuâng lưu luyến quê hương và người thân khi chia xa và hành trình tìm đường cứu nước của Bác. Bài viết Hình tượng Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước trong một số tác phẩm văn học nghệ thuật sẽ nói kĩ về những nội dung này.
Những người viết trẻ tự sự về quá khứ là bài viết với góc nhìn sâu sắc, thấu đáo về những cây bút viết về lịch sử đã xuất bản sách trong năm 2021.
Từ "căn phòng riêng" đến chủ thể nữ - viết như là con đường trở thành chính mình là bài viết gợi một điểm nhìn trong việc đọc, đánh giá sự phát triển của thơ nữ Việt Nam từ Virginia Woolf.
Cũng trong phần này, chúng ta sẽ đọc và gặp những bài viết, những nhân vật, những nghiên cứu thú vị và sâu sắc về các vấn đề đáng quan tâm của văn học nghệ thuật hôm nay.
Tạp chí VNQĐ số 992 dày 120 trang với những bài viết thú vị, tranh, ảnh minh họa đẹp dự kiến sẽ phát hành ngày 5/7/2022. Thân mời các bạn đón đọc!
Văn
VNQĐ
Đại tá Đoàn Quang Hòa, Phó Cục trưởng Cục Chính sách - Tổng cục Chính trị
Công tác chính sách trong Quân đội: Ý Đảng hợp lòng dân
Kiều Bích Hậu
Đổi mẹ
Nguyễn Khắc Nguyệt
Ân tình A Lưới
Phong Điệp
Người xa lạ
Hoàng Đăng Khoa
Cũng tại cà phê
Hoàng Công Danh
Mặc như lôi
Trần Thị Tú Ngọc
Trương và Nguyễn
Thơ
Phạm Trọng Thanh
Bên thềm Mê Kông; Bước sóng
Huỳnh Minh Tâm
Hỏa táng; Một nhà thơ chân chính; Ảo ảnh ngày những bông hoa tàn rụi
Thái Tràng
Trầm tích một dòng sông; Dòng phố không đêm
Phạm Quỳnh Loan
Mường Lò; Hoa chi pâu; Shan tuyết
Vàng A Giang
Người làng tôi; Nhớ mẹ
Đinh Công Thủy
Một buổi sáng hiền lành; Mùa về dần theo đuôi mắt chân chim
VNQĐ giới thiệu thơ Huệ Thi
Đỉnh vực; Ngày gió không anh; Xin cuối đất cùng trời
Nông Quang Khiêm
Mây: Chiều ở bản
Phạm Văn Dũng
Ru phận mình trên cát; Chuỗi ngày mai
Phan Đức Lộc
Thị trấn ngủ quên; Cây gạo mất trí
Trần Tịnh Yên
Ẩn dụ đêm; Hoa mận lên chùa
Phát Dương
Một sáng hè
Lê Thái An
Tâm sự nghĩa trang
Bình luận văn nghệ
Tâm Anh
Hình tượng Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước trong một số tác phẩm văn học nghệ thuật
Đinh Minh Hằng
Từ “căn phòng riêng” đến chủ thể nữ - viết như là con đường trở thành chính mình
Hoài Nam
Những người viết trẻ tự sự về quá khứ
Lê Hồ Nam
Kim Các Tự: Cái đẹp gắn với quyền lực và sự tái sinh
Nguyễn Thị Kim Nhạn
Nguyễn Phan Quế Mai: Tiếng thơ hàn gắn và hòa giải
Nguyễn Hoàng Diệu Thúy
Như một sự trở về với niềm hạnh phúc giản đơn sảng khoái của tuổi nhỏ
VNQD