VNQĐ kết nối  Tư liệu VNQĐ

Trình bày: Ban biên tập (Nguyễn Xuân Hải)

Thứ Hai, 10/09/2012 14:56
Lần đầu tiên tôi đến tòa soạn Tạp chí Văn nghệ Quân đội vào một buổi sáng, khi đó ngôi nhà cổ phía trước đang sửa chữa còn ngổn ngang, bừa bộn những gach vụn, gỗ, cát, vôi hai cây đại già khẳng khuyu khoác trên mình đầy bụi trắng không nhìn thấy mầu xanh của lá đâu. Những ngày đầu tiên tôi được xếp ngồi tạm cùng phòng Tổng biên tập Nguyễn Trí Huân và Phó Tổng Lê Thành Nghị ở khu nhà kính phía sau.

Trong buổi họp Ban biên tập đầu tiên, tôi được phân công trình bày tờ tạp chí là chủ yếu, Ngoài ra tiếp cận việc làm tờ phụ san. Tờ phụ san khi đó tòa soạn đã thuê một họa sĩ “có nghề” của báo Lao Động làm nên tôi chỉ “mon men” cho biết việc. Tôi thấy sướng quá, vì mình mới ra trường mà bụp một cái “xơi” hai tờ một lúc là toi, mà không làm được mang tiếng chết.

Tường thế là xong, cứ việc tập trung cho số tạp chí. Nào ngờ “hung tin” ập đến quá sớm, cô họa sĩ “có nghề” đã khất lần khất lượt và cuối cùng là chào "thân ái". Để lại sự khấp hoải chờ đợi của Ban biên tập hết ngày này sang ngày khác.

Khi đó Phó Tổng biên tập Nguyễn Bảo liên tục gọi điện giục cô họa sĩ. Nhưng. cứ “hẹn rồi mà lại chẳng thấy em đâu”. Sau nhiều lần hẹn không thấy có tác dụng gì, Ban biên tập chính thức đề nghị nhà văn Trung Trung Đỉnh lam “cảnh sát 113”, giải quyết vụ hợp đồng có nguy cơ bị bùng này, với phương châm tìm bằng được và có câu trả lời dứt khoát: Làm được hay không làm được.

Tôi đi cùng nhà văn Trung Trung Đỉnh cho thêm phần hùng hậu. Đến cổng tòa soạn báo Lao Động tôi đứng trông xe, nhà văn Trung Trung Đỉnh chạy vào tìm, sau một hồi mồ hôi nhễ nhại ông quay ra buông một câu “không đi làm”. thế là hai chú cháu tay không chưng hửng ra về.

Những ngày cuối tháng 12 năm 1997 không khí tết đã tràn ngập trên phố phường, lác đác những cành đào đỏ rực đã được bày bán trên phố, một vài tờ báo tết đã xuất hiện trên sạp báo. Tòa soạn tạp chí Văn nghệ Quân đội lại càng nóng lên vì đứa con tinh thần của họ vẫn biệt tăm nơi cô họa sĩ.

Không đừng được nữa. Ban biên tập đề nghị “113” làm quyết liệt hơn, sống chết phải gặp bằng được cô họa sĩ, dù phải vào nam hay ra bắc, lên rừng hay xuống bể. Qua rất nhiều kênh cuối cùng thông điệp của Ban biên tập cũng đến được tai cô họa sĩ. Hai hôm sau cô ta mang bản mẫu đến tòa soạn, tưởng mọi việc thế là ngon lành, nào ngờ mở máy để xem mới được có mấy trang, mà cơ bản rất thất vọng về “độ đẹp”. Tổng biên tập hạ lệnh hai ngày sau cô phải làm xong hết.

Sau hai ngày hồi hộp, vào cuôi buổi chiều em lại mang đến năm sau trang gì đấy, chất lượng thì “hảo hạng”. Ban biên tập thần người vì quá thất vọng.

Đến buổi giao ban đầu tuần, mọi người đều trông mong tin tức về tờ phụ san, cuộc họp rất sôi nổi, người thì bảo tự làm, người thì bảo đi thuê người khác và rất nhiều ý kiến khác nữa. Cuối cùng Tổng biên tập quyết tư làm. Trong phòng giao ban, ông quay sang hỏi tôi “Cháu có làm được không”. Tôi trả lời không quả quyết lắm “Cũng được ạ”. Khi đó mọi ánh mắt đổ dồn vào tôi đầy ngờ vực xong cũng đầy cảm thông.

Công việc đầu tiên mà tôi phải làm là lấy lại toàn bộ bài, ảnh từ tay cô họa sĩ. Mà nói thật đây quả là một việc gian nan, trước hết tôi liên tục gọi điện để hỏi nơi ẩn náu của “sư phụ hờ”, nhưng toàn tắt máy và “no” nghe. Sau quá nhiều cú điện thoại thất bại tôi quyết tìm đến tận nhà, vì chậm ngày nào tôi khổ ngày ấy. Hôm sau trời mưa tầm tã. Tôi trùm áo mưa, phóng xe quyết tìm bằng được nhà cô họa sĩ. Sau quá nhiều lần hỏi thăm tôi cũng đến được và thật may mắn vì trời mưa nên cô ta ở nhà. Hỏi han nhau mấy câu xã giao tôi nói ý định đến lấy lại bài, cô họa sĩ cười lẹo vẹo và thông báo đang để ở nhà anh bạn. Thất vọng vạt qua người tôi, nhưng tôi vẫn giục đi ngay đến lấy vì sợ cô ấy hẹn sang ngày khác.

Bước xuống tầng một khu tập thể, trời mưa càng to và mau như thách thức tính kiên trì “đeo bám” của tôi, bùn nhão nhoét dưới bánh xe trên con đường vào ngõ Văn Chương, thi thoảng xe lại dẹo một cái, qua rất nhiều cú ngẹo trái, ngẹo phải, con đường càng ngày càng nhỏ. Cuối cùng chúng tôi đứng trước một chiếc cầu thang sắt vặn vẹo dẫn lên căn phòng nhỏ trên tầng ba, lên đến nơi anh bạn kia mới đang vơ vội những chiếc đĩa mềm, bài, ảnh cho vào cái túi. Tôi nhét tất cả các thứ đó vào chiếc túi nilon không kịp chào hỏi gì, nhông thẳng một mạch về tòa soạn.

Một tuần sau đó cả tòa soạn như một công trường, không kể ngày đêm những ai làm được báo, hay hơi làm được đều được huy động vào cuộc. Bài dài thì cắt, bài ngắn thì viết thêm, thừa trang thì bỏ lại mọi thứ được quyết định ngay tại phòng vi tính. Tôi nhớ khi đó có 48 trang báo mà số lượng in thử lên đến hàng trăm tờ, cứ ngắm ra, ngắm vào, cắt đi sửa lại....Công việc sau cùng của tôi là cúp ảnh, chỉ thị kích thước và mầu, chuyên sang phòng chế bản, theo dõi in ấn, có những hôm về đến nhà đã là nửa đêm.

Quá vất vả, quá nhiều trục trặc. Cuối cùng trước tết nguyên đán mười lăm ngày tờ báo phụ san Văn nghệ Quân đội rực rỡ đã ra mắt bạn đọc cả nước. Anh em trong tòa soạn khi đó thở phào. Hôm lấy báo về tòa soạn ai cũng háo hức xem đi, xem lại những bài, ảnh mà mình viết, chụp rồi lại xuýt xoa đượ cvà tiếc. Số báo Tết năm đó thực sự là tâm huyết của một tòa soạn, của những người lính làm văn học nghệ thuật Với tôi, đó là một kỷ niệm khó quên, tôi nghĩ riêng số này nên in dòng chữ: "Trình bày: Ban biên tập tạp chí Văn nghệ Quân đội"
 
NGUYỄN XUÂN HẢI
 

 
 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

 

Những tin cũ hơn

VNQD
Thống kê
Bài đọc nhiều nhất
Bóng thầm mà rực rỡ trên mỗi trang văn

Bóng thầm mà rực rỡ trên mỗi trang văn

Sau những giờ lên lớp về lí thuyết, các ông chia nhau mỗi người kèm mấy học viên sáng tác... (CHÂU LA VIỆT) 

Anh Tựu trong "Vượt lũ"

Anh Tựu trong "Vượt lũ"

Anh Tựu của chúng tôi, ngoài đời là Thầy thuốc Ưu tú, tiến sĩ, dược sĩ chuyên khoa II Trần Tựu... (KIỀU BÍCH HẬU)

Giọt nước mắt mang hình vết thương

Giọt nước mắt mang hình vết thương

Cứ chiều chiều bà xay bột, tối tráng bánh rồi phơi, phơi đến khô thì mang ra chợ, vừa quạt than nướng vừa bán... (VŨ THANH LỊCH)

Tiếng chim bắt cô trói cột

Tiếng chim bắt cô trói cột

Chẳng biết bắt đầu từ đâu, nhưng trong kí ức của một đứa trẻ đôi lần lên núi kiếm củi, bứt lá rừng về lót chuồng cho lợn cho bò, thi thoảng gặp bụi sim chín ửng… thì núi sau lưng làng tôi được bắt đầu từ mé sông... (HỒ MINH TÂM)