Cửa sổ văn nghệ

Giới thiệu tác phẩm lưu lạc của cố họa sỹ Lê Văn Miến

Thứ Năm, 30/10/2014 09:42

Ngày 28/10 tại Hà Nội, Ban Mỹ thuật Hiện đại thuộc Viện Mỹ thuật, Trường Đại học Mỹ thuật đã tổ chức buổi tọa đàm giới thiệu nghiên cứu, phát hiện mới về cuộc đời và tác phẩm của họa sĩ Lê Văn Miến, người Việt Nam đầu tiên vẽ tranh sơn dầu.

Tọa đàm nhằm công bố những kết quả của hoạt động nghiên cứu, phát hiện mới về một số tác phẩm tranh của họa sĩ Lê Văn Miến hiện đang lưu trữ tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam và các sưu tập tư nhân.

Tọa đàm thu hút sự tham gia của nhiều họa sĩ, nhà nghiên cứu, phê bình mỹ thuật với các tham luận như: Hai bức tranh mới phát hiện và hướng nghiên cứu, bảo quản các tác phẩm của họa sĩ Lê Văn Miến; Kỹ thuật của một họa sĩ bậc thầy, Hành trình tìm tranh họa sĩ Lê Văn Miến; Lê Văn Miến - Antonello Da Messina của Việt Nam; Họa sĩ Lê Văn Miến và xã hội Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX... Nhiều ý kiến phân tích, khẳng định giá trị mỹ thuật và lịch sử trong tranh của Lê Văn Miến, nêu hướng bảo quản các tác phẩm vốn đang bị xuống cấp.

Bức tranh màu nước vẽ chân dung cụ ông Phan Văn Du sống động
như ảnh chụp. (Ảnh:BTC)

Cũng tại buổi tọa đàm, nhà nghiên cứu Nguyễn Ánh Nguyệt đã công bố 2 bức tranh của Lê Văn Míến mới được phát hiện vào tháng 6/2014 tại TP Hồ Chí Minh, là "Cụ ông Phan Văn Du" và "Cụ bà Phạm Thị Thợi". Cũng như các bức họa khác của Lê Văn Miến, chân dung cụ Phan Văn Du và cụ bà Phạm Thị Thợi được vẽ bằng màu nước trên giấy, có cùng kích thước 60x45 cm. Tranh vẽ tả thực rất kỹ, đặc biệt là tả nét mặt, da bàn tay và hoa văn trên áo 2 cụ, đây là đặc điểm nổi bật trong phong cách vẽ của họa sỹ Lê Văn Miến.
Nhà nghiên cứu Nguyễn Ánh Nguyệt chia sẻ thêm: "Khi 2 bức tranh này được công bố, nhiều nhà nghiên cứu, các họa sỹ đã “nổi gai ốc” khi được tận mắt nhìn ngắm tác phẩm của bậc thầy chân dung Việt Nam. Từng chi tiết, từ những ngọn rêu bám trên nền gạch, đôi mắt đã chuyển mờ đục của tuổi già, mặt nhân vật chỉ nhỏ bằng bao diêm nhưng cấu tạo về xương rất đầy đủ và vờn khối rất điệu nghệ. Điều này rất ít họa sỹ vẽ chân dung Việt Nam làm được bởi sự kỹ càng, tỉ mỉ và kiên trì. Vì thế, Lê Văn Miến xứng đáng là họa sỹ vẽ chân dung bậc thầy Việt Nam."

Lê Văn Miến, sinh năm 1874 tại tỉnh Nghệ An, trong một dòng họ khoa bảng, một gia đình Nho học yêu nước. Ông là người Việt Nam đầu tiên có cơ hội tiếp cận với nghệ thuật vẽ tranh sơn dầu châu Âu nhất là Thủ đô Paris (Pháp) nhưng trong sự nghiệp hội họa, ông chỉ vẽ một số chân dung để tặng và rất ít tranh diễn tả sinh hoạt cuộc sống theo khuynh hướng tả thực.

Theo đánh giá của các nhà nghiên cứu: “Cuộc đời của ông là cuộc đời của một nhà nho yêu nước khẳng khái, quan trọng hơn là cuộc đời của một họa sỹ. Ông xứng đáng là người họa sỹ đầu tiên đưa nền mỹ thuật Việt Nam từ thế kỷ trước còn mang đậm chất mỹ nghệ, dân gian sang giai đoạn mới với sự hội nhập văn hóa Đông Tây, nền tảng mạnh mẽ cho sự phát triển sau này”.

Nguồn: Dangcongsan.vn

VNQD
Thống kê
Bài đọc nhiều nhất
Anh Tựu trong "Vượt lũ"

Anh Tựu trong "Vượt lũ"

Anh Tựu của chúng tôi, ngoài đời là Thầy thuốc Ưu tú, tiến sĩ, dược sĩ chuyên khoa II Trần Tựu... (KIỀU BÍCH HẬU)

Giọt nước mắt mang hình vết thương

Giọt nước mắt mang hình vết thương

Cứ chiều chiều bà xay bột, tối tráng bánh rồi phơi, phơi đến khô thì mang ra chợ, vừa quạt than nướng vừa bán... (VŨ THANH LỊCH)

Tiếng chim bắt cô trói cột

Tiếng chim bắt cô trói cột

Chẳng biết bắt đầu từ đâu, nhưng trong kí ức của một đứa trẻ đôi lần lên núi kiếm củi, bứt lá rừng về lót chuồng cho lợn cho bò, thi thoảng gặp bụi sim chín ửng… thì núi sau lưng làng tôi được bắt đầu từ mé sông... (HỒ MINH TÂM)

Nguyên mẫu nhân vật Năm Thao, Năm Lựu Đạn trong "Hoa xương rồng"

Nguyên mẫu nhân vật Năm Thao, Năm Lựu Đạn trong "Hoa xương rồng"

Sòng nhậu đầu tiên ở bãi, không bến không bờ tức giang hồ thiệt thọ, đã phết cho tôi Tàn sau Minh để hóa một Minh Tàn... (NGUYỄN TRÍ)