Cửa sổ văn nghệ

Cuộc thi sáng tác thơ Haiku lần thứ 5 năm 2015

Thứ Hai, 27/07/2015 08:58
Tổng lãnh sự quán Nhật Bản tại TP.HCM phối hợp Trường đại học Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM đã tổ chức phát động Cuộc thi sáng tác thơ haiku lần thứ 5, dành cho người Việt Nam đang sinh sống tại Việt Nam và sáng tác bằng tiếng Việt.
 
20110704haiku logo

Hình thức thơ haiku tiếng Việt: gồm ba dòng, số chữ mỗi dòng không quá 5-7-5 từ. Cuộc thi không giới hạn đề tài. Mỗi người khi tham dự chỉ được nộp một tác phẩm duy nhất. Bài dự thi phải được đánh máy vi tính theo mẫu quy định, sử dụng font Unicode, không viết tay. Người dự thi phải ghi rõ thông tin: Họ tên, địa chỉ nhà hoặc cơ quan, số điện thoại liên lạc, email. Bài dự thi không được chép, mô phỏng, dịch thơ của người khác, chưa được in, phát hành, đăng trên mạng kể cả trên blog cá nhân.

Thời gian gửi bài dự thi: Từ ngày 15/7/2015 đến hết ngày 30/9/2015. Giải thưởng dự kiến gồm: 1 giải nhất, 1 giải nhì, 10 giải khuyến khích.

Địa chỉ gửi bài dự thi:
Email:thithohaiku15@gmail.com

Hoặc gửi thư: Khoa Văn học và Ngôn ngữ (Thi thơ haiku) Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM 10 – 12 Đinh Tiên Hoàng, Quận 1, TP.HCM, Tel: (84.8) 38243326

Tác phẩm vượt qua vòng sơ khảo được đăng tải trên web: http://www.hcmcgj.vn.emb-japan.go.jp, http://www.khoavanhoc-ngonngu.edu.vn;

Ngày công bố kết quả: Giữa tháng 12 năm 2015 (dự kiến)

Ban giám khảo:
PGS.TS Đoàn Lê Giang – Trưởng Khoa Văn học và Ngôn ngữ Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM (Trưởng Ban Giám khảo)
Nhà thơ Phan Hoàng – Phó chủ tịch Hội Nhà văn TP.Hồ Chí Minh
TS. Nguyễn Vũ Quỳnh Như – Chuyên gia nghiên cứu thơ haiku, Hội viên Hiệp hội thơ haiku thế giới của Nhật Bản

Từ năm 2007, năm 2009, năm 2011, năm 2013 thơ haiku được tổ chức tại Việt Nam theo thông lệ hai năm tổ chức một lần, từ năm 2014 cuộc thi tổ chức mỗi năm một lần. Năm 2014 (cuộc thi thơ haiku lần 4), Đặng Trần Bảo Khánh (du học sinh tại Đức) đã đoạt giải nhất phần thi sáng tác thơ haiku tiếng Nhật. Giải nhất phần thi thơ haiku tiếng Việt thuộc về Trần Đức Việt (giảng viên ĐH Công nghiệp TP.HCM).

ĐÌNH PHƯƠNG
VNQD
Thống kê
Bài đọc nhiều nhất
Bóng thầm mà rực rỡ trên mỗi trang văn

Bóng thầm mà rực rỡ trên mỗi trang văn

Sau những giờ lên lớp về lí thuyết, các ông chia nhau mỗi người kèm mấy học viên sáng tác... (CHÂU LA VIỆT) 

Anh Tựu trong "Vượt lũ"

Anh Tựu trong "Vượt lũ"

Anh Tựu của chúng tôi, ngoài đời là Thầy thuốc Ưu tú, tiến sĩ, dược sĩ chuyên khoa II Trần Tựu... (KIỀU BÍCH HẬU)

Giọt nước mắt mang hình vết thương

Giọt nước mắt mang hình vết thương

Cứ chiều chiều bà xay bột, tối tráng bánh rồi phơi, phơi đến khô thì mang ra chợ, vừa quạt than nướng vừa bán... (VŨ THANH LỊCH)

Tiếng chim bắt cô trói cột

Tiếng chim bắt cô trói cột

Chẳng biết bắt đầu từ đâu, nhưng trong kí ức của một đứa trẻ đôi lần lên núi kiếm củi, bứt lá rừng về lót chuồng cho lợn cho bò, thi thoảng gặp bụi sim chín ửng… thì núi sau lưng làng tôi được bắt đầu từ mé sông... (HỒ MINH TÂM)