Sách về nhà số 4

“Đất treo đầu súng”, thơ neo hồn người

Thứ Tư, 22/07/2020 09:47

“Đất treo đầu súng” (Nxb Hội Nhà văn, 2020) là ăm ắp suy tư thao thức được tượng hình hóa bằng những câu thơ chân mộc, như những trang nhật kí chiến trường và nhật kí hậu chiến của Hoàng Đình Bường, một sinh viên Văn khoa “xếp bút nghiên (cùng) bao chàng trai ra trận”, nếm mật nằm gai nơi chiến địa cũng là tử địa - “đất xé ruột kêu trời/ người nhìn người đỏ mắt”, và rồi “sống sót lạ lùng… phát khóc” trở về.

Là lời gan ruột của một chính nhân cũng là chứng nhân một thời hoa lửa, nên thơ trong tập thơ này giàu sức lay động ám ảnh, củng cố trong người đọc hôm nay thức nhận xác tín về chiến tranh và hòa bình, về thân phận tâm hồn cốt cách của con người Việt Nam, những con người (như nhà thơ Huy cận từng khái quát) “lưng đeo gươm tay mềm mại bút hoa… sống hiên ngang mà nhân ái chan hòa”.

Nhà phê bình HOÀNG ĐĂNG KHOA

VNQD
Thống kê
Bài đọc nhiều nhất
Thanh xuân của “người đàn bà tìm nước”

Thanh xuân của “người đàn bà tìm nước”

Tôi như một vị quan tòa trong cuộc hôn nhân chơi vơi của đôi vợ chồng - những nguyên mẫu của nhân vật trong truyện ngắn Người đàn bà đi tìm nước của mình... (VÕ DIỆU THANH)

Lòng dũng cảm và đức hi sinh của người lính chẳng thể nào hư cấu được

Lòng dũng cảm và đức hi sinh của người lính chẳng thể nào hư cấu được

Chịu khó đọc, tự tin mình cũng có thể viết được như mọi người, nhưng lúc đó tôi chưa có ý thức trở thành người viết chuyên nghiệp, chỉ muốn kể lại những câu chuyện chiến tranh gian khổ ác liệt... (TRUNG SỸ)

Có khi là từ những mơ hồ

Có khi là từ những mơ hồ

Trong tiểu thuyết, nhân vật Nhà văn trẻ có một người vợ bỗng dưng mất tích, trước khi rời đi, cô tháo cái sim điện thoại bỏ vô bể cá, nên cuộc kiếm tìm trở nên vô vọng... (TRẦN NHÃ THỤY)

Người đàn ông của li cà phê buổi sáng

Người đàn ông của li cà phê buổi sáng

Thế hệ tôi 8x sinh sau năm 1975, không biết chiến tranh là gì, bom đạn là gì, chưa cảm được mất mát, chia li, đau khổ của cảnh binh đao, khói lửa một thời mà các thế hệ trước đã phải trải qua... (LÊ VŨ TRƯỜNG GIANG)