Dòng chảy  Chính trị - xã hội

Hội thảo khoa học quốc gia “Đại tướng Võ Nguyên Giáp với văn hoá dân tộc”

Thứ Sáu, 21/12/2018 11:55

Sự kiện diễn ra vào sáng ngày 21/12/2018 tại Nhà khách Bộ Quốc phòng, số 266 Thuỵ Khuê, Tây Hồ, Hà Nội.

Hội thảo khoa học quốc gia “Đại tướng Võ Nguyên Giáp với văn hoá dân tộc” do Trung tâm Nghiên cứu, bảo tồn và phát huy văn hoá dân tộc, Hội Khoa học lịch sử Việt Nam, Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam, Tạp chí Văn hiến Việt Nam phối hợp tổ chức, nhân kỉ niệm 74 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 5 năm Ngày mất của Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

Hội thảo có sự hiện diện của các vị lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Bộ Quốc phòng, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, các bộ, ngành, địa phương, các tướng lĩnh, sĩ quan, cựu chiến binh, đông đảo nhà khoa học, nhà văn hoá, văn nghệ sĩ đến từ nhiều vùng miền trên cả nước.

Toàn cảnh Hội thảo

Mục tiêu của Hội thảo là tôn vinh và tổng kết những bài học từ những đóng góp, ảnh hưởng to lớn của Đại tướng Võ Nguyên Giáp với tư cách một nhà yêu nước vĩ đại, một nhà quân sự kiệt xuất, một nhà văn hoá lớn, một nhân cách Việt Nam ngời sáng, trong bảo tồn và phát huy các tinh hoa của nền văn hoá truyền thống Việt Nam, xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Báo cáo đề dẫn Hội thảo, nhà nghiên cứu Nguyễn Thế Khoa - Tổng biên tập Tạp chí Văn hiến Việt Nam, Trưởng ban tổ chức - nhấn mạnh: “Đại tướng Võ Nguyên Giáp với văn hoá dân tộc chắc chắn là một đề tài nghiên cứu khoa học rất rộng, khó, lớn. Tuy nhiên, có lẽ đóng góp lớn nhất của Đại tướng cho văn hoá dân tộc chính là ở nhân cách văn hoá cao đẹp của Người. Đó là một người cộng sản trong như ánh sáng, rất mực yêu nước thương dân, thực sự suốt đời dĩ công vi thượng. Đó là một tổng tư lệnh đại trí đại dũng biết đau với từng vết thương, biết tiếc từng giọt máu của chiến sĩ. Đó là một vị tướng bách chiến bách thắng nhưng luôn khoan hoà khiêm cung. Đó là vị khai quốc công thần luôn giữ nguyên vẹn niềm tin vào chiến thắng của lí tưởng, của lẽ công bằng, sự chính trực…”.

Gần 10 tham luận trình bày tại Hội thảo (được Ban tổ chức lựa chọn trong hơn 60 tham luận chất lượng gửi về) đã tập trung vào các nội dung lớn như:

- Đại tướng Võ Nguyên Giáp với tinh thần yêu nước, chủ nghĩa nhân văn, tư tưởng quân sự Việt Nam.

- Đại tướng Võ Nguyên Giáp với tư tưởng và đạo đức Hồ Chí Minh.

- Đại tướng Võ Nguyên Giáp với các nhà hoạt động giáo dục, văn hoá, trí thức, văn nghệ sĩ.

Trung tướng Phùng Khắc Đăng xúc động phát biểu: “Là một quân nhân và có lẽ như nhiều tướng lĩnh, sĩ quan khác, tôi học được nhiều điều về tư tưởng chính trị, về nghệ thuật chỉ huy, về chiến lược, sách lược chiến tranh nhân dân trong chống thực dân Pháp, đế quốc Mĩ và chiến tranh biên giới, về đạo đức tác phong lối sống và tinh thần chấp hành nhiệm vụ do Đảng phân công của Đại tướng. Nhưng cái đọng lại sâu sắc nhất về Đại tướng mà lớp lớp cựu chiến binh chúng tôi luôn phải học tập đó là tư tưởng vì dân, tư tưởng lúc nào cũng nghĩ đến dân, lúc nào cũng mong muốn nhân dân có cuộc sống tốt lành”.

Trung tướng Phùng Khắc Đăng phát biểu tại Hội thảo
Tại Hội thảo, Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam tổ chức trưng bày một số tư liệu hiện vật mới về cuộc đời và sự nghiệp của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Tạp chí Văn hiến Việt Nam và các nghệ sĩ nhiếp ảnh Trần Hồng, Nguyễn Đình Toán, Trần Định tổ chức trưng bày một bộ tác phẩm nhiếp ảnh cỡ lớn (0,8x1,2m) về Đại tướng.

P.V

 

VNQD
Thống kê
Bài đọc nhiều nhất
Bóng thầm mà rực rỡ trên mỗi trang văn

Bóng thầm mà rực rỡ trên mỗi trang văn

Sau những giờ lên lớp về lí thuyết, các ông chia nhau mỗi người kèm mấy học viên sáng tác... (CHÂU LA VIỆT) 

Anh Tựu trong "Vượt lũ"

Anh Tựu trong "Vượt lũ"

Anh Tựu của chúng tôi, ngoài đời là Thầy thuốc Ưu tú, tiến sĩ, dược sĩ chuyên khoa II Trần Tựu... (KIỀU BÍCH HẬU)

Giọt nước mắt mang hình vết thương

Giọt nước mắt mang hình vết thương

Cứ chiều chiều bà xay bột, tối tráng bánh rồi phơi, phơi đến khô thì mang ra chợ, vừa quạt than nướng vừa bán... (VŨ THANH LỊCH)

Tiếng chim bắt cô trói cột

Tiếng chim bắt cô trói cột

Chẳng biết bắt đầu từ đâu, nhưng trong kí ức của một đứa trẻ đôi lần lên núi kiếm củi, bứt lá rừng về lót chuồng cho lợn cho bò, thi thoảng gặp bụi sim chín ửng… thì núi sau lưng làng tôi được bắt đầu từ mé sông... (HỒ MINH TÂM)