Dòng chảy  Văn nghệ

Khánh thành khu bia lưu niệm “Bến không chồng”

Thứ Năm, 21/03/2019 17:45

Ngày 21/3/2019, UBND xã Thuỵ Liên, huyện Thái Thuỵ, tỉnh Thái Bình đã tổ chức lễ khánh thành khu bia lưu niệm “Bến không chồng”.

Về dự buổi lễ có đại tá, nhà văn Nguyễn Bình Phương, Uỷ viên Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam, Tổng biên tập Tạp chí Văn nghệ Quân đội; đồng chí Nguyễn Thị Lĩnh, Tỉnh uỷ viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình; các đồng chí đại diện lãnh đạo tỉnh Thái Bình, huyện Thái Thuỵ, Chi hội Nhà văn Việt Nam tại Quảng Ninh, Hội VHNT tỉnh Thái Bình, Hội VHNT tỉnh Quảng Ninh, các ban, ngành, đoàn thể Trung ương và địa phương, gia đình bạn bè đồng nghiệp của nhà văn Dương Hướng và đông đảo nhân dân.

Đông đảo quan khách, đại biểu, nhân dân và gia đình bạn bè đồng nghiệp của nhà văn Dương Hướng tham quan bia lưu niệm

Bến sông Đình Đoài, xã Thuỵ Liên, huyện Thái Thuỵ, tỉnh Thái Bình là nguyên mẫu của “bến không chồng” trong tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Dương Hướng.

Tiểu thuyết Bến không chồng của nhà văn Dương Hướng là niềm tự hào của văn học Việt Nam thời kì Đổi mới. Tác phẩm được coi là câu chuyện “hòn vọng phu” thời hiện đại, góp một cái nhìn nhân văn nhân bản về hậu chiến trong những năm đầu thập niên 1990. Tác phẩm được trao giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam năm 1991, giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật năm 2016, được dịch ra nhiều ngôn ngữ trên thế giới, được đạo diễn Lưu Trọng Ninh chuyển thể thành phim truyện nhựa cùng tên năm 2000 và phim truyền hình Thương nhớ ở ai năm 2018.

Được sự quan tâm của UBND huyện Thái Thuỵ, Công ti Thuỷ lợi Bắc Thái Bình, Chi hội Nhà văn Việt Nam tại Quảng Ninh, Công ti Bảo Nguyên (Cẩm Phả, Quảng Ninh) và những người yêu mến tiểu thuyết Bến không chồng, tháng 10/2018, UBND xã Thuỵ Liên đã tiến hành khởi công xây dựng bia lưu niệm “Bến không chồng” ngay tại bến sông Đình Đoài. Công trình đã được hoàn thành với tổng kinh phí là hơn 2,6 tỉ đồng.

Đồng chí Vũ Thành Quang - Chủ tịch UBND xã Thuỵ Liên - phấn khởi phát biểu tại lễ khánh thành bia lưu niệm: “Bến không chồng” của làng Đông, làng Đoài xưa kia từ nay mãi hiện hữu trong đời sống như hòn vọng phu hoá đá bất tử. Khu bia lưu niệm “Bến không chồng” sẽ phát huy tác dụng, trở thành một địa chỉ văn hoá giáo dục tin cậy, tạo ấn tượng tốt đẹp cho du khách đến thăm, sẽ mãi mãi đi vào đời sống tinh thần trong niềm tự hào của mỗi người dân xã Thuỵ Liên mỗi khi nói về quê hương của mình.

Đồng chí Vũ Thành Quang, Chủ tịch UBND xã Thuỵ Liên, Trưởng ban tổ chức lễ khánh thành bia lưu niệm

Thay mặt lãnh đạo Hội Nhà văn Việt Nam, nhà văn Nguyễn Bình Phương phát biểu tại buổi lễ: Trên cả nước có hàng trăm hàng ngàn “bến không chồng”, nhưng lịch sử, văn học đã gọi tên xã Thuỵ Liên, và “bến không chồng” của xã Thuỵ Liên qua sáng tạo nghệ thuật của nhà văn Dương Hướng đã đủ sức để đại diện cho hàng trăm hàng ngàn “bến không chồng” của dải đất Việt Nam trong thế kỉ XX, đó là cái phúc của xã Thuỵ Liên. Chúng tôi đánh giá rất cao tầm nhìn xa rộng sâu, nhân văn của tập thể lãnh đạo xã. Bia tưởng niệm “Bến không chồng” được khánh thành hôm nay như lời nguyện cầu thầm lặng của chúng ta, rằng đừng xuất hiện thêm “bến không chồng” ở bất cứ nơi đâu nữa, để chúng ta mãi mãi được sống trong hoà bình, nơi gia đình, làng xã, cộng đồng luôn sum họp.

Nhà văn Dương Hướng sinh năm 1949 tại xã Thuỵ Liên, huyện Thái Thuỵ, tỉnh Thái Bình; hiện sống và viết tại Quảng Ninh.

P.V

 

 

VNQD
Thống kê
Bài đọc nhiều nhất
Bóng thầm mà rực rỡ trên mỗi trang văn

Bóng thầm mà rực rỡ trên mỗi trang văn

Sau những giờ lên lớp về lí thuyết, các ông chia nhau mỗi người kèm mấy học viên sáng tác... (CHÂU LA VIỆT) 

Anh Tựu trong "Vượt lũ"

Anh Tựu trong "Vượt lũ"

Anh Tựu của chúng tôi, ngoài đời là Thầy thuốc Ưu tú, tiến sĩ, dược sĩ chuyên khoa II Trần Tựu... (KIỀU BÍCH HẬU)

Giọt nước mắt mang hình vết thương

Giọt nước mắt mang hình vết thương

Cứ chiều chiều bà xay bột, tối tráng bánh rồi phơi, phơi đến khô thì mang ra chợ, vừa quạt than nướng vừa bán... (VŨ THANH LỊCH)

Tiếng chim bắt cô trói cột

Tiếng chim bắt cô trói cột

Chẳng biết bắt đầu từ đâu, nhưng trong kí ức của một đứa trẻ đôi lần lên núi kiếm củi, bứt lá rừng về lót chuồng cho lợn cho bò, thi thoảng gặp bụi sim chín ửng… thì núi sau lưng làng tôi được bắt đầu từ mé sông... (HỒ MINH TÂM)