Dòng chảy  Văn nghệ

Tầm nhìn nào cho di sản đá khắc Việt Nam?

Thứ Tư, 26/06/2019 07:20

Tối ngày 25/6/2019, tại 3A Ngô Quyền, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Dự án Hợp tác nghiên cứu di sản đá khắc Việt Nam phối hợp với Cà phê Thứ Bảy tổ chức Tọa đàm "Tầm nhìn nào cho di sản đá khắc Việt Nam?".

Khởi đầu bởi các nghiên cứu bãi đá có hình khắc cổ ở Sa Pa của Viện Viễn Đông bác cổ Pháp từ năm 1925, được bồi đắp bởi nhiều thế hệ nhà nghiên cứu trong và ngoài nước, đến nay Dự án Hợp tác nghiên cứu di sản đá khắc Việt Nam đã có thêm những bước tiến đáng kể, mở ra khả năng ứng dụng du lịch để bảo tồn di sản.

Một số nhà nghiên cứu chủ chốt và các bạn trẻ quan tâm sâu sắc đề tài Di sản đá khắc Việt Nam

Tọa đàm "Tầm nhìn nào cho di sản đá khắc Việt Nam?" được mở rộng bàn luận bắt đầu từ một số khái niệm:

- Đá là chất liệu tự nhiên có khả năng lưu giữ thông tin văn hóa qua hàng vạn năm, hiện vật đá khắc có thể được tạo tác qua nhiều thời đại.

- Di sản đá khắc là đề tài nghiên cứu liên ngành với các chủ điểm: chủ thể văn hóa; chức năng sử dụng; niên đại tạo tác.

- Nghiên cứu di sản đá khắc là dự án hợp tác, cụ thể là có nhiều cá nhân, đơn vị tham gia và phối hợp thu thập dữ liệu, xử lí thông tin, sử dụng kết quả.

Giai đoạn thứ nhất của dự án đột phá ý nghĩa đề tài nghiên cứu với việc xác định thuộc tính bản đồ của Di sản đá khắc Sa Pa. Kết thúc giai đoạn thứ hai (kỉ yếu: http://b.link/kyyeu2), Dự án Hợp tác nghiên cứu di sản đá khắc Việt Nam đã tuyển chọn 36 khu thác nhân tạo cổ xưa thuộc 18 tỉnh thành trên cả nước, bao gồm: Tác Tình, Tống Lan (Lai Châu); Thác Bạc, Đầu Nhuần (Lào Cai); Thác Tiên, Thác Chan (Hà Giang); Bản Giốc, Cò Là (Cao Bằng); Tẩu Lìn, Bậc Tình (Lạng Sơn); Bạch Vân, Khe Vằn (Quảng Ninh); Tạt Nàng, Ba Khan (Sơn La); Thăng Thiên, Tú Sơn (Hòa Bình); Thác Mơ, Thác Mây (Phú Thọ); Thác Bạc, Ba Ao (Vĩnh Phúc); Thùm Thùm, Suối Mỡ (Bắc Giang); Thác Mây, Thác Voi (Thanh Hóa); Hồng Sơn, Thác Mưa (Nghệ An); Chênh Vênh, Ba Vòi (Quảng Trị); Khe Mưa, Năm Tầng (Quảng Nam); Tà Gụ, Yang Bay (Khánh Hòa); Dray Nur, Dray Sap (Đắk Lắk); Bảo Đại, Pongour (Lâm Đồng).

Từ đây, câu hỏi được đặt ra "Tầm nhìn nào cho di sản đá khắc Việt Nam?" không chỉ dành cho các nhà nghiên cứu, mà còn dành cho cả những người hoạt động truyền thông, đầu tư..., hướng đến kiến tạo một sự vào cuộc, đồng hành, chung tay đồng bộ và lâu dài.
Bản đồ thực tế một khu thác - thí dụ đây là khu thác Thăng Thiên - nơi chứa đựng các tảng đá khắc có thuộc tính bản đồ mô tả khu vực

Tại buổi toạ đàm, trên cơ sở trình chiếu, chủ toạ và cử toạ cùng đi sâu phân tích tư liệu và trao đổi ý kiến về khả năng phát triển khu thác Thăng Thiên (Kỳ Sơn, Hòa Bình) - một khu thác nhân tạo cổ xưa chỉ cách Hà Nội khoảng 50km.

Theo "Phê duyệt đề án phát triển du lịch đến năm 2020, tầm nhìn 2030" (số 2897/QĐ-UBND 28/12/2016) của huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hoà Bình thì du lịch sinh thái và du lịch tâm linh có lợi thế phát triển, trong đó núi Viên Nam là khu vực trọng tâm. Nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Lục chia sẻ: Liệu có thể lí giải ý nghĩa cái tên (núi) "Viên Nam" như thế này: phía nam của núi có một hình tròn? - Quả thật có một hình tròn với đủ cả tâm tròn, đường kính, đường tròn bao quanh. Ở trên đường kính độ dài tầm 5km chếch theo hướng tây nam - đông bắc có thác chính Thăng Thiên. Cái tên "Thăng Thiên" liệu có ý nghĩa nào liên quan? Bởi người Việt quan niệm trời tròn và đất vuông. Thêm một ghi nhận nữa: núi Viên Nam quả mang tự hình "THIÊN" (兲).

Như vậy, tổ hợp kì thú này có thể nói không đơn thuần tự nhiên. Các nhà nghiên cứu đề cập những dấu tích văn hóa ở khu vực này, và đề xuất khả năng cụ thể một tuyến du lịch theo dấu người xưa để nuôi dưỡng tâm thức phát triển. Theo đó, trước hết có thể xác định lại ý nghĩa và giá trị của những dấu tích văn hóa. Và trong vai trò là nhà nghiên cứu, người hưởng thụ hay nhà đầu tư, chúng ta có thể suy nghĩ và trao đổi nên làm như thế nào để du khách thoả mãn nhất, cả giá trị văn hóa và giá trị tự nhiên.

Hình ảnh thác chính Thăng Thiên - một tảng đá khắc khổng lồ - các đường nét trên bề mặt tương ứng các đường nét địa hình rộng lớn xung quanh

Tọa đàm "Tầm nhìn nào cho di sản đá khắc Việt Nam?" cùng cử toạ bước đầu khơi nguồn một loại hình di sản văn hóa đặc biệt thú vị, để càng ngày càng có nhiều người biết tới, hưởng thụ và phát triển.

Bạn đọc quan tâm có thể liên hệ Dự án Hợp tác nghiên cứu di sản đá khắc Việt Nam theo hotline: 0985890360; email: lucviet@oursapa.com; website: https://www.stonectvietnam.com

ANH QUÂN

 

VNQD
Thống kê
Bài đọc nhiều nhất
Cây thốt nốt quỳ trên núi Tưk-cot

Cây thốt nốt quỳ trên núi Tưk-cot

Tôi được nhiều lần sang Campuchia cùng các đội chuyên trách tìm kiếm, cất bốc, hồi hương hài cốt liệt sĩ quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam hi sinh qua các thời kì chiến tranh... (HỒ KIÊN GIANG)

Nguyên mẫu trong hai truyện vừa đầu tay viết cho thiếu nhi của tôi

Nguyên mẫu trong hai truyện vừa đầu tay viết cho thiếu nhi của tôi

Khi viết cuốn Những tia nắng đầu tiên tôi đã hóa thân vào các em nhỏ học sinh lớp 6 của năm học 1969 - 1970 ở Hà Nội... (LÊ PHƯƠNG LIÊN)

Bà Minh của tôi

Bà Minh của tôi

Sống ở Hà Nội, trở thành một công dân có hộ khẩu đến nay đã hơn hai thập kỉ, nhưng chưa bao giờ tôi có cảm giác mình thuộc về Hà Nội... (ĐỖ BÍCH THÚY)

Đồng đội là nguyên mẫu trong các sáng tác của tôi

Đồng đội là nguyên mẫu trong các sáng tác của tôi

Có nhân vật chỉ là dáng dấp của nguyên mẫu, có nhân vật là nguyên mẫu đã sống và chiến đấu cùng tôi, suốt những năm tháng ở rừng... (VŨ NGỌC THƯ)