William Boyd: "Thế giới xuất bản hiện nay khó khăn hơn nhiều"

Thứ Ba, 04/10/2022 10:07

Tác giả của cuốn tiểu thuyết whole-life mới nhất đã có những chia sẻ về tác phẩm của mình và ngành xuất bản hiện đại.

'Khi mọi người bỏ qua việc kể những câu chuyện, tôi nói : “Chà, bạn có thể làm được”. William Boyd chụp ảnh tại nhà ở London, tháng 9 năm 2022. Ảnh: Suki Dhanda / The Observer

William Boyd, 70 tuổi, là tác giả của 26 cuốn sách, trong đó gồm Any Human Heart (2002) - được chuyển thể truyền hình và Restless, tiểu thuyết đoạt giải Costa năm 2006. Cuốn sách mới của ông, The Romantic, lấy bối cảnh ở thế kỉ 19, với nhân vật trung tâm là Cashel Greville Ross, một người đàn ông tham gia vào trận chiến Waterloo, đi chơi với Shelley và Byron ở Ý, vào nhà tù ở London, điều hành một nhà máy bia ở New England, khám phá châu Phi và làm lãnh sự ở Trieste và hơn thế nữa. Có thể nói cuộc đời của nhân vật gắn liền với lịch sử đầy biến động của thế kỉ 19. Cuốn sách được viết từ người kể chuyện bậc thầy với nhân vật, sự kiện thú vị và lối văn dí dỏm, hấp dẫn.

Cuốn tiểu thuyết này bắt đầu từ khi nào?

Những năm 20 tuổi, tôi chìm ngập trong thơ ca lãng mạn, bởi tôi đã dành 8 năm ở Oxford để hoàn thành chương trình Tiến sĩ về Percy Bysshe Shelley. Tôi luôn cảm thấy rằng không có gì là lãng phí, và tôi đã tự hỏi bản thân làm cách nào tái sử dụng những kiến thức này khi tôi đọc The Life of Henry Brulard (tạm dịch: Cuộc đời của Henry Brulard) cuốn tự truyện mang cảm giác hiện đại tuyệt vời của nhà văn Pháp thế kỉ 19 Stendhal. Anh ấy tự gọi mình là kẻ lãng mạn vì anh ấy cứ mãi yêu, anh ấy cho rằng đó là một lời nguyền. Và tôi đã quyết định dùng những hiểu biết về các nhà thơ lãng mạn để viết về một người có tính cách như vậy.

Ông viết tiểu thuyết whole-life thế nào, và đây là cuốn thứ 4, so với việc viết kịch bản cho những bộ phim giật gân của mình?

Nó khó khăn hơn. Trong một cuốn tiểu thuyết điệp viên có cấu trúc chặt chẽ như Restless, cốt truyện chính là một phần của sự hấp dẫn. Ở đây, câu chuyện có vẻ xảy ra một cách ngẫu nhiên, giống như cuộc sống, nhưng nó không thể sao chép: Cashel 82 tuổi khi ông ấy qua đời, bạn không thể viết tiểu thuyết 5.000 trang mỗi tháng và mỗi năm. Ba cuốn tiểu thuyết whole-life khác của tôi được kể ở ngôi thứ nhất, nên không thể có chuyện gì xảy ra và vẫn thú vị vì giọng văn. Tôi ý thức rằng viết The Romantic ở ngôi thứ ba có nghĩa là mọi thứ phải tiếp tục xảy ra, ngay cả khi kết thúc cuộc đời của Cashel. Điều tôi hiểu ra là cuộc sống ở thế kỉ 19 cực kì đông đúc; Anthony Trollope đã đến Úc hai lần và Mĩ sáu lần.

Điều gì thu hút ông viết những nhân vật chính có danh tính khác nhau?

Có thể đó là do xuất thân và sự nuôi dạy mà tôi nhận được. Tôi có cha mẹ là người Scotland nhưng sinh ra ở châu Phi. Quá trình tôi trưởng thành và có nhiều trải nghiệm ở Ghana và Nigeri, sau này mới chuyển tới sống ở London và sau là vùng Dordogne. Bởi vậy tôi cảm thấy mình gắn bó với Tây Phi hơn là Edinburgh. Có lẽ đây là lí do tôi viết về các nhân vật có tính cách, hoàn cảnh sống khác biệt.

Việc ông sử dụng cách đóng khung nhân vật giả như thật trong tác phẩm? Điều gì làm ông thu hút bởi thủ pháp đó?

Khi tôi xuất bản cuốn tiểu thuyết The New Confessions vào năm 1987, cuốn sách được Bernard Levin đánh giá trên tờ Times, rằng ông ấy bị thuyết phục bởi hình thức tự truyện của cuốn tiểu thuyết đến nỗi ông ấy lăn tăn khi tìm kiếm các bức ảnh. Đó là nơi mà ý tưởng mà Any Human Heart được sinh ra. Trong tiểu thuyết đó, tôi rất thích thú khi sử dụng những bức ảnh vô danh của người thực trong trò lừa bịp nghệ thuật của mình. Nat Tate: An American Artist 1928-1960, tiểu sử về một hoạ sĩ không có thực, lại có hình bóng của nhân vật như David Bowie. Trong cuốn tiểu thuyết năm 2015 của tôi, Sweet Caress những bức ảnh kể về cuộc đời của nhân vật chính đều đến từ các cửa hàng tạp hóa và các trang web. Đó là một trò đùa cũ, nhà văn Anh thuở trước Daniel Defoe từng giả vờ Moll Flanders là người thật và tôi muốn mọi người nghĩ, Chúa ơi, Logan Mountstuart có thực sự tồn tại không? Tôi đang cố gắng chứng tỏ rằng tiểu thuyết có thể níu kéo bạn theo cách mà phóng sự và lịch sử không thể.

Đời sống xuất bản đã thay đổi như thế nào kể từ khi ông bắt đầu viết lách?

Những năm 1980 là một thời kì bùng nổ và thách thức trong ngành xuất bản, nhưng đối với các tiểu thuyết gia bây giờ, họ gặp khó khăn trong cả việc tiếp tục duy trì con đường sự nghiệp. Trước đây, bạn có thể viết vài năm một cuốn tiểu thuyết hoặc lâu hơn và có cuộc sống tư bản tốt đẹp. Nhưng hiện nay, những tác phẩm viết ra có thể xuất bản hoặc không. Những người bạn của tôi, những người đã viết khoảng 12 cuốn tiểu thuyết không thể xuất bản, hoặc thu nhập của họ đã giảm tới 80%. Hiện nay, thế giới xuất bản khắc nghiệt hơn nhiều.

Ông nghĩ sao khi ngày nay Stendhal không được đọc nhiều bằng tiếng Anh?

Ông ấy giống như một sự đột phá: đối lập hoàn toàn với mô hình một tuần viết vài đoạn của Gustave Flaubert, vốn đã trở thành khuôn mẫu cho cách viết nghiêm túc của tiểu thuyết văn học. Flaubert mất 5 năm để viết Madame Bovary; Stendhal đã viết cuốn tiểu thuyết tuyệt vời của mình The Red and the Black trong 60 ngày. Tôi đã tham gia một hội nghị chuyên đề ở Pháp nhân kỉ niệm về Flaubert, và một nhà văn Pháp đã nói: “Tôi ghét Flaubert, tôi ghét những gì ông ấy đến để đại diện - hãy đưa cho tôi Stendhal bất cứ ngày nào.” Khi mọi người từ chối việc kể chuyện, tôi nói: "Chà, bạn có thể làm được." Bạn có thể mài giũa văn xuôi của mình cho đến khi nó sáng lấp lánh, nhưng một câu chuyện khiến người đọc muốn biết điều gì xảy ra tiếp theo… Đôi khi đó là lúc bạn bỏ đi ngay tại nguy hiểm bạn tạo ra.

Cuốn tiểu thuyết đầu tiên nào truyền cảm hứng viết cho ông?

Ở những năm cuối tuổi thiếu niên, tôi sống ở Nigeria và cuộc nội chiến đang hoành hành. Tôi liên tục bị súng AK-47 chĩa vào ngoài đường phố. Thời gian đó tôi hay đọc cuốn Catch-22 của Joseph Heller, người có quan điểm phi lí về chiến tranh, và tôi đã có những đồng cảm mạnh mẽ với tác giả về những điều tôi trải nghiệm hàng ngày trên đường phố Ibadan. Những cuốn sách tôi đang đọc có thể rất tốt cho việc học tiếng Anh nhưng chính Catch-22 đã cho tôi hiểu được những trải nghiệm cùng cảm xúc mà văn chương mang lại. Tôi đã cố gắng đọc lại cuốn đó gần đây, tuy chậm chạp, nhưng thời điểm đó, cuốn sách đã truyền cảm hứng cho tôi và tôi muốn những kí ức đó còn vẹn nguyên.

THÀNH NAM theo The Guardian

VNQD
Thống kê
Bài đọc nhiều nhất
Bóng thầm mà rực rỡ trên mỗi trang văn

Bóng thầm mà rực rỡ trên mỗi trang văn

Sau những giờ lên lớp về lí thuyết, các ông chia nhau mỗi người kèm mấy học viên sáng tác... (CHÂU LA VIỆT) 

Anh Tựu trong "Vượt lũ"

Anh Tựu trong "Vượt lũ"

Anh Tựu của chúng tôi, ngoài đời là Thầy thuốc Ưu tú, tiến sĩ, dược sĩ chuyên khoa II Trần Tựu... (KIỀU BÍCH HẬU)

Giọt nước mắt mang hình vết thương

Giọt nước mắt mang hình vết thương

Cứ chiều chiều bà xay bột, tối tráng bánh rồi phơi, phơi đến khô thì mang ra chợ, vừa quạt than nướng vừa bán... (VŨ THANH LỊCH)

Tiếng chim bắt cô trói cột

Tiếng chim bắt cô trói cột

Chẳng biết bắt đầu từ đâu, nhưng trong kí ức của một đứa trẻ đôi lần lên núi kiếm củi, bứt lá rừng về lót chuồng cho lợn cho bò, thi thoảng gặp bụi sim chín ửng… thì núi sau lưng làng tôi được bắt đầu từ mé sông... (HỒ MINH TÂM)