VNQĐ kết nối  VNQĐ số mới

Tạp chí Văn nghệ Quân đội số 903 (cuối tháng 10/2018)

Thứ Hai, 15/10/2018 15:48
Văn chương phi hư cấu là câu chuyện không mới. Tuy nhiên, những năm gần đây, đời sống văn chương Việt Nam chứng kiến sự nở rộ của những tác phẩm phi hư cấu, thu hút sự quan tâm chú ý của người viết và của người đọc nói chung, người làm nghiên cứu phê bình nói riêng. Tạp chí Văn nghệ Quân đội số 903 (cuối tháng 10/2018) mở đầu bằng bài trò chuyện về chủ đề văn chương phi hư cấu, với sự tham gia của PGS.TS Phạm Xuân Thạch - Chủ nhiệm khoa Văn học, trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn Hà Nội, PGS.TS Nguyễn Thành - Trưởng khoa Ngữ văn, trường Đại học Khoa học Huế và nhà văn Nguyễn Tham Thiện Kế.
 
Phần Văn xuôi giới thiệu bút kí An Giang, đôi dòng kí thác của Lê Vũ Trường Giang, ghi chép Hướng ấy là Phnom Penh của Trung Sĩ, truyện ngắn Tiệc trộm của Nguyễn Thị Thu Huệ và các truyện ngắn dự thi Miền gió của Nguyệt Chu, Ngọn đèn khuya ở bản Mây của Phùng Phương Quý.

Tiệc trộm của Nguyễn Thi Thu Huệ tươi rãy chất đời sống, xoay quanh câu chuyện bi hài của một giáo sư vô cùng trách nhiệm với công việc chuyên môn nhưng lại vô trách nhiệm với đời mình, vô hình trung vô trách nhiệm với đời người đàn bà mà mình nhắm mắt lấy làm vợ. Oán tăng hội khổ đã đành, nhưng đồng sàng dị mộng cũng khổ không kém…

Cây bút truyện ngắn trẻ Nguyệt Chu đã ít nhiều tạo dấu ấn ở mảng đề tài lịch sử và manh nha ở mảng đề tài xã hội, lần này trình xuất truyện ngắn đề tài lực lượng vũ trang. Miền gió dấn thân thám hiểm, khơi nguồn chưa mấy ai khơi: những bất trắc tai ương bất kì đối với lính phi công thời bình và những đau thương mất mát đối với những goá phụ trẻ…  

Phùng Phương Quý lại dẫn dụ người đọc lên với bản Mây để cùng chong mắt bên  ngọn đèn quả nhót khuya, “xem trộm” tục “ngủ thăm” nơi buồng của những cô gái Dao đến tuổi cập kê. Con dao dưới đầu giường của con gái Dao chỉ là vật phòng hờ, càng không chém vào tình yêu, nhưng vẫn có thể vung lên kể cả khi tình yêu không biết cách… ngủ thăm. 

Phần Thơ số này là sự góp mặt của những cộng tác viên thân thiết. “Thơ trong những tập thơ” là thi phẩm Giấc mơ sông Thương của Nguyễn Phúc Lộc Thành (Nxb Hội Nhà văn, 2018) cùng chùm bài tiêu biểu do nhà thơ Nguyễn Việt Chiến chọn và giới thiệu.

Trang Văn học nước ngoài giới thiệu tiểu luận Làm nhà văn của V.S.Naipaul - giải Nobel văn học 2001 - do Nguyễn Huy Hoàng dịch từ nguyên bản tiếng Anh.

Nhằm đồng hành, cổ vũ cho cuộc thi truyện ngắn Lửa Mới, VNQĐ số này giới thiệu bài viết Khoảnh khắc và lát cắt - những chia sẻ thú vị của nhà văn Dạ Ngân về yếu tính của truyện ngắn. Phần Bình luận văn nghệ còn là các bài viết tung tẩy, giàu hàm lượng chuyên môn học thuật của các tác giả Đinh Xuân Dũng, Phạm Văn Hưng, Nguyễn Phương Khánh và Hồ Thị Phương Mai.

Tạp chí VNQĐ số 903 (cuối tháng 10/2018) dày 120 trang với nhiều tranh, minh hoạ đẹp, dự kiến phát hành trên cả nước ngày 20/10/2018. Mời quý vị đón đọc.

 
44036101 2086523054732289 2954213926507642880 n

 
Văn
 
Hoàng Đăng Khoa
Văn chương phi hư cấu: Hãy đi xa hơn nữa! 
Nguyễn Thị Thu Huệ
Tiệc trộm 
Lê Vũ Trường Giang
An Giang, đôi dòng kí thác 
Nguyệt Chu
Miền gió 
Phùng Phương Quý
Ngọn đèn khuya ở bản Mây 
Trung Sỹ
Hướng ấy là Phnom Penh 
 

Thơ
 
P.N. Thường Đoan
Đằng kia có phải là khói núi; Có một lần ngồi ngắm mưa;
Theo gió bay về 
Hoàng Vũ Thuật
Những bức ảnh lưu trong trí nhớ; Trang sách Pau;
Tôi và lá 
Văn Triều
Đàn cừu Anh Rô; Buổi sáng phía sau ô cửa kính 
Nguyễn Thị Anh Đào
Bạt gió; Lời của nắng 
Nguyễn Việt Chiến
Diễn ngôn mới về cái đẹp (Đọc Giấc mơ sông Thương
của Nguyễn Phúc Lộc Thành) 
Du An
Trong căn phòng cô giáo vùng cao; Nét 
Nguyễn Thánh Ngã
Qua đèo Cả nghe tiếng gà 
Nguyễn Thế Hùng
Một chiều xứ Thanh  
Nam Thanh
Em ở đâu giữa trùng điệp dãy Hoàng Liên 
Phùng Hiệu
Dấu chấm 
Đinh Ngọc Diệp
Trước biển 
Trương Anh Tú
Những đứa trẻ 
Nam Nguyên
Ở phía bên kia; Hạt bụi giữa đời 
 
Văn học nước ngoài
V.S. Naipaul
Làm nhà văn
(Nguyễn Huy Hoàng dịch từ nguyên bản tiếng Anh) 
 
 

Bình luận văn nghệ

Dạ Ngân
Khoảnh khắc và lát cắt 
Đinh Xuân Dũng
Giai đoạn thứ hai của văn học Việt Nam viết về chiến tranh      
Phạm Văn Hưng
Tính dục trong văn học Việt Nam trung đại thế kỉ XVI - XIX  
Nguyễn Phương Khánh
Văn học di dân Nhật Bản - thích ứng và lai ghép 
Hồ Thị Phương Mai
Dũng khí để trở thành trí thức

VNQD
Thống kê
Bài đọc nhiều nhất
Cây thốt nốt quỳ trên núi Tưk-cot

Cây thốt nốt quỳ trên núi Tưk-cot

Tôi được nhiều lần sang Campuchia cùng các đội chuyên trách tìm kiếm, cất bốc, hồi hương hài cốt liệt sĩ quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam hi sinh qua các thời kì chiến tranh... (HỒ KIÊN GIANG)

Nguyên mẫu trong hai truyện vừa đầu tay viết cho thiếu nhi của tôi

Nguyên mẫu trong hai truyện vừa đầu tay viết cho thiếu nhi của tôi

Khi viết cuốn Những tia nắng đầu tiên tôi đã hóa thân vào các em nhỏ học sinh lớp 6 của năm học 1969 - 1970 ở Hà Nội... (LÊ PHƯƠNG LIÊN)

Bà Minh của tôi

Bà Minh của tôi

Sống ở Hà Nội, trở thành một công dân có hộ khẩu đến nay đã hơn hai thập kỉ, nhưng chưa bao giờ tôi có cảm giác mình thuộc về Hà Nội... (ĐỖ BÍCH THÚY)

Đồng đội là nguyên mẫu trong các sáng tác của tôi

Đồng đội là nguyên mẫu trong các sáng tác của tôi

Có nhân vật chỉ là dáng dấp của nguyên mẫu, có nhân vật là nguyên mẫu đã sống và chiến đấu cùng tôi, suốt những năm tháng ở rừng... (VŨ NGỌC THƯ)