VNQĐ kết nối  VNQĐ số mới

Tạp chí Văn nghệ Quân đội số 921 (cuối tháng 7/2019)

Thứ Hai, 15/07/2019 15:32

 Ở tên một bài viết, nhà nghiên cứu Nguyễn Thái Hòa không ngần ngại xác quyết, “có một đường thơ mang tên Hoàng Vũ Thuật”. Còn nhà thơ người Quảng Bình này lại chia sẻ, ông xem thơ như “đạo” của mình, coi vận mệnh thơ như vận mệnh bản thân, thường trực tâm thế cách tân đổi mới thơ, chưa bao giờ nguội lòng với thơ. Nhân dịp nhà thơ Hoàng Vũ Thuật trình xuất thi tập thứ 15 - Một mai gió chở tôi về (Nxb Hội Nhà văn, 2019), VNQĐ đã thực hiện cuộc trò chuyện cùng ông, xung quanh câu chuyện thơ và thơ cách tân đương đại Việt.

Bài trò chuyện mang tên Chỉ có ý nghĩ già cỗi làm cho con người già cỗi sẽ mở đầu Tạp chí VNQĐ số 921.

Phần Văn xuôi ấn tượng với chùm truyện ngắn dự thi Vết lăn trầm của Trần Quỳnh Nga, Anh hùng của Phạm Đình Hải, Tiếng chuông chùa Tử Đằng của Nguyễn Đức Hạnh; bút kí Mắt gia đình liệt sĩ của Phùng Văn Khai; kí ức người lính Đón tết ở chiến trường của Thái Chí Thanh.

Vết lăn trầm là những khuất khúc của chiến tranh. Sau 30 năm nhân vật tôi mới được thừa nhận là có cha khi được gia đình bên nội của cha tìm đến. Trước đó, kí ức về người cha là bộ đội đã hi sinh chỉ hiện lên qua lời kể của người mẹ. Trong lần đầu về nhận quê cha nhân vật tôi bị ám ảnh bởi người đàn ông điên do di chứng nặng nề của chiến tranh. Ánh mắt ấm áp trên khuôn mặt biến dị ấy như muốn nói điều gì? Những giả định được đưa ra hé lộ một số phận khác, một câu chuyện khác.

Anh hùng khắc họa cuộc đời, tính cách Hùng, một gã giang hồ. Lưu manh và tạm bợ là cuộc sống của Hùng. Nhưng mọi thứ đã thay đổi từ khi có sự xuất hiện của Táo Đỏ, đứa trẻ tự nhận là con trai của Hùng. Những cảm xúc gia đình, sự trắc ẩn của lương tâm, những điều tưởng đã biến mất trong con người vô cảm như Hùng bỗng trở về lay thức anh. Hùng đã lựa chọn thay đổi cuộc sống của mình vì đứa trẻ, nhưng số phận lại có những lựa chọn của riêng nó.

Tiếng chuông chùa Tử Đằng là nỗi đau khôn cùng của những sinh linh bé nhỏ không được làm kiếp người; là nỗi xót thương, day dứt nhưng bất lực trước sự độc ác của chính những người làm cha, làm mẹ thiếu trách nhiệm, lương tâm. Những đứa trẻ bị vứt bỏ khi chưa được làm người thì sẽ thế nào? Văn chương luôn đi đến tận cùng của nỗi đau nhưng văn chương cũng mở ra những khả năng khác cho cuộc sống.

Phần Thơ số này là dấu ấn về những người lính trong chiến tranh và hòa bình, dù trong thời đại nào hình tượng người lính cũng là cảm hứng bất tận cho thơ ca. Bên cạnh đó là những suy tư, trải nghiệm của các tác giả với các không gian vùng miền, văn hóa, những cảm xúc riêng tư với đời sống, con người.

“Thơ trong những tập thơ” là thi tập Lạc vào ngày xưa của Phạm Việt Đức do nhà thơ Trần Quang Qúy chọn và giới thiệu.

Phần Văn học nước ngoài giới thiệu truyện ngắn Trong bóng tối chiến tranh của Ben Okri. Ben Okri là nhà văn người Nigeria, nằm trong danh sách những nhà văn châu Phi hàng đầu hiện nay và thường được so sánh với những nhà văn tên tuổi lẫy lừng như Salman Rushdie và Gabriel Garcia Marquez.

Phần Bình luận văn nghệ có sự góp mặt của các nhà nghiên cứu, nhà văn: Nguyễn Phương Diện, Khải Đăng, Uông Triều, Bùi Nguyễn Sao Mai, Nguyễn Phương Thảo, Đỗ Lai Thúy. Những chia sẻ về tư duy lí luận văn học, những bàn luận xung quanh nghề viết, những tiếp cận mới với các tác phẩm văn học kinh điển, những luận giải về các văn nghệ sĩ... hứa hẹn sẽ mang đến cho bạn đọc những điều thú vị, hấp dẫn.

Tạp chí VNQĐ số 921 dày 120 trang dự kiến sẽ phát hành ngày 20/7/2019. Thân mời các bạn đón đọc!

Văn

Hoàng Đăng Khoa

Chỉ có ý nghĩ già cỗi làm cho con người già cỗi

Trần Quỳnh Nga

Vết lăn trầm

Phùng Văn Khai

Mắt gia đình liệt sĩ

Thái Chí Thanh

Đón tết ở chiến trường

Phạm Đình Hải

Anh hùng

Nguyễn Đức Hạnh

Tiếng chuông chùa Tử Đằng

 

Thơ

Thanh Thảo

Bài tập từ hai chủ đề; Ngày 12 tháng 3; Mưa

Nguyễn Kiên Thụy

Những ngọn lửa; Con đường thao thức

Bình Nguyên

Sân ga năm ấy; Ngày em đi; Con ơi!

Cao Xuân Thái

Lên Pà Vầy Sủ

Hoàng Đạo

Xóm bãi; Về lại bến xưa

Đỗ Thành Đồng

Rách; Ví

Trần Ngọc Mỹ

Chợt nghĩ; Quay chậm

Phạm Mai Chiên

Phương thuật

Bùi Kim Anh

Ngày giỗ cha; Ngoài những câu thơ ta chẳng còn gì

Phạm Thúy Nga

Đàn bà cũ; Chiều vênh

Trương Vạn Thành

Hòn Mê

Nghiêm Quốc Thanh

Dốc mưa hoa sứ trắng

Trần Quang Quý

Những ngày xưa neo giữ (Đọc Lạc vào ngày xưa

của Phạm Việt Đức)

Người Biên Tập

Những câu thơ nội cảm

 

Văn học nước ngoài

Ben Okri

Trong bóng tối chiến tranh (Võ Hoàng Minh dịch

từ nguyên bản tiếng Anh)

 

Bình luận văn nghệ

Nguyễn Phương Diện

Tổng cục Chính trị - bộ chỉ huy tối cao của mặt trận văn hóa, văn nghệ trong Quân đội nhân dân Việt Nam

Khải Đăng

Hướng đến một tư duy lí luận văn học động và mở

Uông Triều

Nhà văn đọc gì?

Bùi Nguyễn Sao Mai

Lịch sử và phận người trong tiểu thuyết

của Nguyễn Thế Quang

Nguyễn Phương Thảo

Đọc lại tiểu thuyết Biên thành của Thẩm Tùng Văn

dưới góc nhìn phê bình sinh thái

Đỗ Lai Thúy

Trương Đăng Dung, như một thi sĩ

 

Mĩ thuật, ảnh

Bìa 1: Tuần tra trên đảo Thổ Chu Tranh: Lương Nguyên Minh

Tranh, ảnh, minh họa: Tô Chiêm, Đỗ Dũng, Bùi Trọng Dư,

Nguyễn Đăng Phú, Vũ Đình Tuấn, PV.

 

VNQD
Thống kê
Bài đọc nhiều nhất
Bóng thầm mà rực rỡ trên mỗi trang văn

Bóng thầm mà rực rỡ trên mỗi trang văn

Sau những giờ lên lớp về lí thuyết, các ông chia nhau mỗi người kèm mấy học viên sáng tác... (CHÂU LA VIỆT) 

Anh Tựu trong "Vượt lũ"

Anh Tựu trong "Vượt lũ"

Anh Tựu của chúng tôi, ngoài đời là Thầy thuốc Ưu tú, tiến sĩ, dược sĩ chuyên khoa II Trần Tựu... (KIỀU BÍCH HẬU)

Giọt nước mắt mang hình vết thương

Giọt nước mắt mang hình vết thương

Cứ chiều chiều bà xay bột, tối tráng bánh rồi phơi, phơi đến khô thì mang ra chợ, vừa quạt than nướng vừa bán... (VŨ THANH LỊCH)

Tiếng chim bắt cô trói cột

Tiếng chim bắt cô trói cột

Chẳng biết bắt đầu từ đâu, nhưng trong kí ức của một đứa trẻ đôi lần lên núi kiếm củi, bứt lá rừng về lót chuồng cho lợn cho bò, thi thoảng gặp bụi sim chín ửng… thì núi sau lưng làng tôi được bắt đầu từ mé sông... (HỒ MINH TÂM)