Chữ “danh” là thứ muôn đời con người theo đuổi, nắm bắt. Tuy nhiên, quan niệm về chữ danh không phải với mỗi thời, mỗi người đều giống nhau. Người ghi bia đá để đời/ Còn ta bia trắng để người tự ghi. Đó là hai câu thơ thể hiện quan điểm của nhà thơ Nguyễn Bảo Sinh về chữ danh, cũng là nhan đề bài trò chuyện giữa ông và nhà phê bình Hoàng Đăng Khoa - bài mở đầu số VNQĐ số 913.
Phần Văn xuôi có sự góp mặt của 3 truyện ngắn dự thi: Sau lưng là rừng thẳm của Hoàng Hiền, Hoa vàng mấy độ của Trần Thanh Cảnh, Đầu ghềnh cuối bãi của Phan Thế Phiệt.
Sau lưng là rừng thẳm là truyện ngắn về đề tài đặc trưng mà chỉ có những trải nghiệm thực mới đem lại những thấu hiểu tận cùng. Truyện đặt ra những câu hỏi mà có thể mỗi người đọc sẽ có một câu trả lời khác nhau. Nhưng có một điều chắc chắn là, dù ở đâu, trong cảnh huống nào thì sự tử tế và niềm tin cũng là thứ để con người ta vin vào và/mà đi tiếp.
Hoa vàng mấy độ là kí ức cuộc đời của một người lính với bao thăng trầm, được mất. Ẩn sâu trong đó là câu chuyện của thời cuộc, của nhân tình. Một câu chuyện về tình yêu, về chiến tuyến hay đó là lẽ sống, là sự ứng đối của con người trong những hoàn cảnh, thời đoạn nhất định? Sự pha trộn giữa hiện tại và quá khứ cùng giọng văn nhiều suy nghiệm của Trần Thanh Cảnh có thể sẽ mang đến cho người đọc những câu trả lời khác.
Đầu ghềnh cuối bãi viết về con người trong những năm tháng chiến tranh ác liệt, họ đã sống, bù đắp cho những hao khuyết đời nhau như thế nào. Chiến tranh đã đưa đến những tình huống, những số phận mà nhiều khi mỗi người không được lựa chọn hạnh phúc của mình. Truyện khắc họa chân dung những người mẹ, những người vợ từ góc nhìn thầm kín, sâu khuất bằng một cái nhìn đầy chia sẻ.
Ghi chép Màu xanh dưới đại ngàn của Lý Hữu Lương sẽ giới thiệu với bạn đọc một vùng đất với những con người đầy ấn tượng. Tản văn Thời thóc lép của Đỗ Văn Nhâm là những rưng rưng về kí ức một thời.
Trang Văn học nước ngoài giới thiệu truyện ngắn Cố hương của nhà văn Hàn Quốc Hyun Jin Geon do Hoàng Thị Trang và Min Yu Jin dịch
Phần Thơ là sự xuất hiện của những nhà thơ đã khẳng định được tên tuổi của mình như Mã Giang Lân, Nguyễn Linh Khiếu, Hoàng Vũ Thuật... cùng nhiều nhà thơ trẻ đã và đang góp phần vào đời sống thơ ca đương đại. Những người viết trẻ đã từng hay lần đầu tiên xuất hiện trên Văn nghệ Quân đội đều mang đến những màu sắc mới, cho thấy một đường đi khác, một nỗ lực kiến tạo khác, một sự khẳng định tiếng nói, phong cách cá nhân trong đời sống thơ ca hôm nay.
Phần Bình luận văn nghệ là những nghiên cứu sâu trong nhiều lĩnh vực nghệ thuật như văn học, hội họa hay kiến trúc. Đề tài nghiên cứu luôn được mở rộng để người đọc có cơ hội tiếp cận với mọi mặt của nghệ thuật. Sự góp mặt của những tên tuổi quen thuộc hay mới mẻ, đều là những tín hiệu vui mà phê bình văn học nghệ thuật hôm nay mang lại và hi vọng.
Văn
Hoàng Đăng Khoa
"Người ghi bia đá để đời/ Còn ta bia trắng để người tự ghi"
Hoàng Hiền
Sau lưng là rừng thẳm
Lý Hữu Lương
Màu xanh dưới đại ngàn
Đỗ Văn Nhâm
Thời thóc lép
Trần Thanh Cảnh
Hoa vàng mấy độ
Phan Thế Phiệt
Đầu ghềnh cuối bãi
Thơ
Nguyễn Linh Khiếu
Nguyệt quế nở trong mưa; Chiều trung du; Sa Hằng
Myo
Piêu à; Đi tìm Háng Đề Chơ
Võ Tấn Cường
Dòng sông sơ sinh
Mã Giang Lân
Mưa đêm; Tôi đi xa thành phố
Hoàng Vũ Thuật
Những điều không ai biết; Phụ bản cát; Lời cây cột số
Phạm Trọng Thanh
Ngày thương khó; Trước hạ
Nguyễn Thị Kim Nhung
Điểm tựa của thơ (Đọc Cầu vồng đen & 50 Ly cà phê của Hà Linh)
Hải Đường
Nhớ và quên; Cha tôi; Những ô nề trên phố
Nguyễn Duy Kha
Lên chùa sau ngày hội
Lữ Hồng
Một mùa xuân nữa lại rời đi
Kỳ Phương
Cỏ xanh trên Căng Đồn; Đồng xanh
Nguyễn Nhật Huy
Buổi sáng; Giá như
Trần Nhật Minh
Sắc màu; Vô đề
Nghiêm Quốc Thanh
Ngộ nhận
Nông Tử Lệnh Anh
Chiều kinh đô
Văn học nước ngoài
Hyun Jin Geon (Hàn Quốc)
Cố hương (Hoàng Thị Trang và Min Yu Jin dịch)
Bình luận văn nghệ
Lý Ái Châu
Trí thức hay ngụy thức?
Phạm Thị Thanh Phượng
Truyện ngắn nữ Việt - một vài phác thảo
Vũ Thị Trang
Niềm tin và sự nhạo báng - Vũ Trọng Phụng
dưới bóng Thiên Hư
Đặng Thị Thái Hà
Manga và anime Nhật Bản - sức hấp dẫn đặc thù
của những tự sự bằng tranh
Chu Lai
Khẩu khí lính trận
Phạm Thanh Tùng
Về phê bình kiến trúc hiện nay
VNQD