Cửa sổ văn nghệ

Nhà ở của Chaplin nâng cấp thành Viện Bảo tàng tái hiện cuộc đời của “Vua hề”

Thứ Năm, 05/09/2013 07:18

Charlie Chaplin chẳng những là vua hề trác việt nhất thế kỷ 20, mà còn là nhà nghệ thuật hiện thực phê phán vĩ đại và chiến sĩ hoà bình dân chủ chống phát xít. Nhằm kỷ niệm ông “Vua hề” này, nhà ở cũ của ông tại Thuỵ Sĩ đang được cải tạo nâng cấp thành một Viện Bảo tàng, tái hiện một cách chân thực cuộc đời của Chaplin.

Ngôi nhà toạ lạc tại Vevey, một thị trấn miền tây Thuỵ Sĩ, ngay trên bờ hồ Leman mỹ lệ, bao quanh là rừng cây xanh tươi mát mẻ, môi trường vô cùng trong sạch u tịch. Năm 1953, Chaplin cùng vợ Oona O’Neill mua ngôi nhà này. Với sự quây quần chăm sóc của vợ và các con, Chaplin đã sống 25 năm cuối đời tại ngôi nhà này.

Tết Noel năm 1977, “Vua hề” Chaplin qua đời.

Sau đấy, gia đình của ông cũng dần dần không cư trú trong ngôi nhà này nữa. Đến năm 2008, gia đình ông rời khỏi hẳn ngôi nhà này. Hai năm trước, ngôi nhà bán cho một tập đoàn tài chính tư nhân, khi tập đoàn này hứa hẹn sẽ cải tạo nâng cấp ngôi nhà cũ của Chaplin thành một Viện Bảo tàng, nhằm kỷ niệm “Vua hề” vĩ đại.

Ông Philippe Melao, người phụ trách Viện Bảo tàng nói: Họ sẽ ứng dụng khoa học kỹ thuật tối tân vào việc trưng bày để tái hiện cảnh sinh hoạt của Chaplin khi còn sống.

“Nơi đây chính là ngôi nhà ấy, mà chúng tôi có thể tìm hiểu cuộc đời của ông thông qua toàn cảnh gia đình ông. Chúng tôi sẽ chân thực kể lại những câu chuyện gia đình ông. Nhưng, chúng tôi còn quyết định xây dựng một phòng làm việc bên cạnh trang viên, tại đây chúng tôi sẽ chỉnh lý những tác phẩm của Charlie Chaplin. Đây sẽ là một Viện Bảo tàng hiện đại hoá, tương tác cao. Đây chính là lí do tại sao chúng tôi gọi tên Viện Bảo tàng là ‘Thế giới của Chaplin’”.

Cùng với những việc ấy, Viện Bảo tàng còn sẽ có gắng cao nhất bảo tồn lâu dài diện mạo phòng ốc và bài trí chân thực nội thất như khi Chaplin còn sống. Đến khi cải tạo nâng cấp Viện Bảo tàng hoàn thành, người nhà của Chaplin sẽ đưa trở lại toàn bộ dụng cụ gia đình. Ngoài ra, điều khiến mọi người ngạc nhiên sửng sốt là chiếc đàn piano mà Chaplin dùng sáng tác ca khúc cho hai bộ phim cuối cùng của ông là “Vua New York” (King New York) và “Nữ bá tước Hồng Công” (Countess From Hong Kong) cũng sẽ được trưng bày tại đây.

Nội thất bảo tàng Chaplin

Elvis Durand, người thiết kế viện bảo tàng hy vọng nhân dịp này có thể làm cho khách tham quan cảm thụ được tầm vĩ đại của Chaplin về phương diện nghệ thuật và nhân văn. “Viện Bảo tàng này nhằm mục đích đặc biệt ca ngợi và tái hiện thiên tài điện ảnh của Chaplin, với tư cách ông là người sản xuất phim và đồng thời là một tài năng thiên bẩm của một diễn viên. Ông là một diễn viên kịch câm phi thường, tác phẩm của ông hoạt kê, đồng thời lại rất xúc động lòng người. Chaplin cũng là một nhà chủ nghĩa nhân đạo vĩ đại. Những tác phẩm điện ảnh của ông gắn liền với đời sống xã hội một cách sâu sắc, hơn nữa còn tràn đầy tình cảm nhân đạo chủ nghĩa.”

Laura Chaplin, cháu gái của Chaplin nhớ lại những ngày cuối cùng của ông nội: Bậc thầy nghệ thuật này lo lằng mình bị người đời quên lãng, ông hy vọng mọi người mãi mãi nhớ đến ông. Chị nói: “Vào phút lâm chung của đời ông, ông lo lắng mình bị quên lãng. Tôi nghĩ nếu như ông có thể biết mọi người sẽ lũ lượt đến viếng thăm Viện Bảo tàng này, nhất định ông sẽ vô cùng xúc động. Tôi cảm thấy đây là điều mà ông hy vọng nhìn thấy.”

Theo kế hoạch, Viện Bảo tàng Chaplin (Chaplin Museum) sẽ mở cửa đón công chúng vào mùa hè năm 2015, hy vọng khi ấy, những người hâm mộ kính yêu Chaplin sẽ cảm thụ được ma lực của nhà nghệ thuật thiên tài này với cự ly gần hơn.

VŨ PHONG TẠO (Theo chinawriter)

** Khi cần liên hệ: Vũ Phong Tạo, Hội Nhà báo Hà Nội, 62-Trần Quốc Toản-HN

  • ĐT: 043-8825079 * 0166.3093035 * Email: vuphongtao.hnbhn@gmail.com
  • NR: thôn Lỗ Khê, xã Liên Hà, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội

VNQD
Thống kê
Bài đọc nhiều nhất
Bóng thầm mà rực rỡ trên mỗi trang văn

Bóng thầm mà rực rỡ trên mỗi trang văn

Sau những giờ lên lớp về lí thuyết, các ông chia nhau mỗi người kèm mấy học viên sáng tác... (CHÂU LA VIỆT) 

Anh Tựu trong "Vượt lũ"

Anh Tựu trong "Vượt lũ"

Anh Tựu của chúng tôi, ngoài đời là Thầy thuốc Ưu tú, tiến sĩ, dược sĩ chuyên khoa II Trần Tựu... (KIỀU BÍCH HẬU)

Giọt nước mắt mang hình vết thương

Giọt nước mắt mang hình vết thương

Cứ chiều chiều bà xay bột, tối tráng bánh rồi phơi, phơi đến khô thì mang ra chợ, vừa quạt than nướng vừa bán... (VŨ THANH LỊCH)

Tiếng chim bắt cô trói cột

Tiếng chim bắt cô trói cột

Chẳng biết bắt đầu từ đâu, nhưng trong kí ức của một đứa trẻ đôi lần lên núi kiếm củi, bứt lá rừng về lót chuồng cho lợn cho bò, thi thoảng gặp bụi sim chín ửng… thì núi sau lưng làng tôi được bắt đầu từ mé sông... (HỒ MINH TÂM)