Cửa sổ văn nghệ

Triển lãm tranh sơn mài Việt Nam-Hàn Quốc

Thứ Ba, 01/12/2015 08:53
Ngày 30/11, tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam (66 Nguyễn Thái Học, Hà Nội), Trung tâm Văn hóa Hàn Quốc tại Việt Nam khai mạc Triển lãm giao lưu “Sơn mài-Việt Nam và Ottchil-Hàn Quốc”.
 
Một tác phẩm sơn mài của họa sĩ Hàn Quốc tham gia triển lãm

Triển lãm sẽ trưng bày 39 tác phẩm gồm 27 tác phẩm của họa sĩ Hàn Quốc và 12 tác phẩm của họa sĩ Việt Nam, khắc họa những nét đẹp của phong cảnh, chân dung và đời sống của con người hai nước.

Sơn mài là một chất liệu được sử dụng để trang trí những vật dụng, đồ dùng trong đời sống sinh hoạt của người dân tại một số nước Châu Á như Việt Nam, Hàn Quốc… Tại Việt Nam, các họa sĩ thường sử dụng sơn lấy từ nhựa cây sơn ở Phú Thọ, một loại sơn tự nhiên không độc, có độ bền cao được luyện thành sơn chín cùng các chất liệu tự nhiên khác như vàng, bạc, son, vỏ trứng… để pha màu và vẽ lên mặt tranh. Hồn của tranh sơn mài và tài của họa sĩ Việt được quyết định và thể hiện qua quá trình mài tranh. Đây chính là điểm khác biệt của tranh sơn mài Việt.

Nghệ thuật Ottchil (sơn mài) của Hàn Quốc chủ yếu sử dụng kỹ thuật Najeon-chil (kỹ thuật sử dụng vỏ trai, vỏ sò…) để sáng tác hội họa. Sơn Ottchil được khai thác từ cây sơn Ott-namu, một loại sơn tự nhiên, thân thiện với môi trường và không gây hại tới con người. Ottchil có đặc tính nổi bật là chống nước, chống mối mọt, chống côn trùng và không bị biến đổi màu sắc, độ bền dù trải qua khoảng thời gian dài cả nghìn năm. Hội họa Ottchil Hàn Quốc được phân biệt với các loại hình nghệ thuật khác bởi kỹ thuật Najeon và màu sắc vốn có của các tác phẩm Ottchil. Hội họa Ottchil của Hàn Quốc đã được phát triển từ nghệ thuật sơn mài vốn chỉ có trong thủ công mỹ nghệ. 

Ngày nay, Ottchil mang những nét hiện đại hóa, được kế thừa và phát triển từ các đặc điểm của nghệ thuật sơn mài truyền thống. Đặc biệt, Bảo tàng Ottchil Tong Yeong Hàn Quốc, đơn vị tham gia triển lãm lần này đã có kế hoạch thực hiện triển lãm với tên gọi mang ý nghĩa sơn mài trong tiếng Hàn Quốc là “Ottchil” thay thế “lacquer” đang được sử dụng rộng rãi.

Triển lãm kéo dài đến ngày 12/12. Bên lề triển lãm còn có các hoạt động như hội thảo, diễn đàn tại số 49 Nguyễn Du nhằm tạo thêm cơ hội tìm hiểu, khám phá và so sánh về nghệ thuật sơn mài và Ottchil giữa họa sĩ hai nước và họa sĩ Hàn Quốc với sinh viên Việt Nam.

Nguồn: Cổng TTĐT Chính phủ (Linh Anh)
VNQD
Thống kê
Bài đọc nhiều nhất
Bóng thầm mà rực rỡ trên mỗi trang văn

Bóng thầm mà rực rỡ trên mỗi trang văn

Sau những giờ lên lớp về lí thuyết, các ông chia nhau mỗi người kèm mấy học viên sáng tác... (CHÂU LA VIỆT) 

Anh Tựu trong "Vượt lũ"

Anh Tựu trong "Vượt lũ"

Anh Tựu của chúng tôi, ngoài đời là Thầy thuốc Ưu tú, tiến sĩ, dược sĩ chuyên khoa II Trần Tựu... (KIỀU BÍCH HẬU)

Giọt nước mắt mang hình vết thương

Giọt nước mắt mang hình vết thương

Cứ chiều chiều bà xay bột, tối tráng bánh rồi phơi, phơi đến khô thì mang ra chợ, vừa quạt than nướng vừa bán... (VŨ THANH LỊCH)

Tiếng chim bắt cô trói cột

Tiếng chim bắt cô trói cột

Chẳng biết bắt đầu từ đâu, nhưng trong kí ức của một đứa trẻ đôi lần lên núi kiếm củi, bứt lá rừng về lót chuồng cho lợn cho bò, thi thoảng gặp bụi sim chín ửng… thì núi sau lưng làng tôi được bắt đầu từ mé sông... (HỒ MINH TÂM)