Dòng chảy

Tạp chí Văn nghệ Quân đội số 981 + 982 (Xuân Nhâm Dần)

Thứ Năm, 13/01/2022 22:43

 Một mùa xuân mới đang về, xin chúc các cộng tác viên, các bạn đọc gần xa một năm mới với nhiều niềm vui và hi vọng.

Năm 2021 đã qua đi với nhiều cung bậc đặc biệt. Đại dịch Covid-19 gây thiệt hại nặng nề về sức khoẻ, tính mạng của nhân dân, ảnh hưởng lớn tới kinh tế, xã hội của đất nước, trong đó có hoạt động của lực lượng vũ trang Quân khu 4. Mặc dầu vậy, quân và dân Quân khu 4 vẫn luôn kề vai sát cánh, chung sức đồng lòng lập nhiều thành tích mừng Đảng, mừng Xuân. Trong không khí mừng xuân Nhâm Dần, chào mừng ngày thành lập Đảng (3/2/1930 - 3/2/2022), Tạp chí Văn nghệ Quân đội (VNQĐ) có cuộc trò chuyện với Trung tướng Nguyễn Doãn Anh - Uỷ viên Trung ương Đảng - Tư lệnh Quân khu 4 về những thành tựu và phương hướng hoạt động thời gian tới của lực lượng vũ trang Quân khu. Bài trò chuyện mang tên Chung sức, đồng lòng lập thành tích mới mừng Đảng, mừng Xuân sẽ mở đầu Tạp chí VNQĐ số Xuân Nhâm Dần 2022.

TS. Đinh Minh Hằng là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu về: Văn học Việt Nam hiện đại, Văn học So sánh, Lý thuyết Văn học Phương Tây hiện đại. Là một tác giả có nhiều năm theo dõi và nghiên cứu về văn học Việt Nam hiện đại, Đinh Minh Hằng đặc biệt chú ý vào thơ với những khuynh hướng cách tân, thể nghiệm mới mẻ trên thế giới và Việt Nam. Nhân dịp đầu xuân Nhâm Dần (2022), Văn nghệ Quân đội đã có cuộc trò chuyện với TS Đinh Minh Hằng về những vấn đề xoay quanh thơ hiện đại và những thể nghiệm - cách tân thơ hiện nay.

Truyện ngắn Đám cưới hoa dong riềng của Nguyễn Tham Thiện Kế kể câu chuyện cảm động về những người lính. Dù trong hoàn cảnh éo le, bắt buộc phải lựa chọn thì người lính cũng vẫn đủ tình cảm và lí trí để chọn cách đề cao tính người và tinh thần đồng đội. Truyện được viết với giọng văn nhẹ nhàng, tự nhiên nhưng giàu chất suy tư.

Truyện kí Giỗ mình của Đỗ Văn Luyến được kể giản dị và chân thực. Chiến tranh đã đưa con người đến những hoàn cảnh khôn lường. Tuy nhiên, dù ở tình thế nào, dù ở bên này hay bên kia chiến tuyến, điều quan trọng là những người Việt vẫn biết yêu thương, đùm bọc, nâng đỡ nhau trong những lúc tưởng như khốn cùng.

Truyện ngắn Làng Hùm xa lắc hấp dẫn bởi yếu tố dân gian và giọng kể dí dỏm đã thành thương hiệu của nhà văn Đoàn Ngọc Hà. Những câu chuyện truyền miệng, những lời đồn thổi cùng với trí tưởng tượng đã làm cho gái làng Hùm hiện diện như thực như ảo. Trong sự thực - ảo ấy những vẻ đẹp như được tôn lên, như được hóa thiêng…

Người ở lại Cố Giang của Tống Phước Bảo như một câu vọng cổ dài và buồn nhưng tha thiết tình yêu quê hương, mảnh đất chôn nhau cắt rốn. Đất quê dù có nghèo khó long đong thì Hai Thiệt và Tà Lọt - hai đứa trẻ mồ côi vẫn bám lấy quê để sinh nhai gắn bó. Đời đất cũng nhiều biến cố như đời người, điều gì đã neo giữ con người với đất quê?

Truyện ngắn Y sư truyền kì của Nguyễn Toàn Thắng kể về cuộc đời một lương y tài giỏi, chính trực. Chuyện người xưa nhưng vẫn còn nguyên giá trị với người nay, như nhắc nhở người nay về những giá trị đích thực và đáng quý của con người, của đất nước…

Phần Văn xuôi được tiếp tục với ghi chép Phú Quý - ngày trở lại của Mai Thanh Văn; kí ức người lính Tết chiến trường trên đất Chùa Tháp; tản văn Sa Pa tươi mát của Phạm Duy Nghĩa, Người còn ở chợ của Nguyễn Anh Vũ.

“Truyện ngắn hay tác giả tự chọn” giới thiệu tác phẩm Hoa dành dành trắng của nhà văn Nguyễn Mạnh Hùng.

Phần Thơ với sự góp mặt của các nhà thơ tên tuổi như Hữu Thỉnh, Nguyễn Đức Mậu, Vũ Quần Phương, Anh Ngọc, Lê Thành Nghị, Vương Trọng, Thanh Thảo, Trần Anh Thái… Mùa xuân đã thực sự mang đến nhiều cảm hứng cho thơ. Những vần thơ trữ tình sâu lắng, chất chứa nhiều suy tư ngẫm ngợi khi tết đến xuân về. Mùa xuân đã hiện hữu trên những trang thơ nhiều màu sắc và đầy sức sống. Từ vùng núi cao biên giới đến hải đảo xa xôi, tất cả đều bừng lên trong một diện mạo mới.

Cũng tươi mới và đầy hứa hẹn như mùa xuân đó là phần thơ dự thi. Cuộc thi lại bước vào một chặng mới đầy hi vọng và hứng khởi. Các tác giả dự thi đang cho thấy nguồn thi hứng dồi dào, ngôn ngữ thơ ấn tượng.

“Thơ trong những tập thơ” là bài viết Gió vẫn thổi trên đường của Nguyễn Thị Kim Nhung giới thiệu thi tập Gió vẫn trên đường của nhà thơ Nguyễn Trác.

“VNQĐ giới thiệu” là chân dung tác giả Phạm Quỳnh Loan cùng chùm thơ ấn tượng.

Văn học nước ngoài giới thiệu truyện ngắn Nhà thờ lớn của nhà văn Raymond Carver do Trần Như Luận dịch từ nguyên bản tiếng Anh.

Phần Bình luận văn nghệ với sự tham gia của các tác giả: Đỗ Trọng Khơi, Nguyễn Thuý Quỳnh, Lê Thị Hường, Song Quyên, Nho Quan, Ngô Vĩnh Bình, Sương Nguyệt Minh, Lan Nga, Phạm Minh Quân, Sơn Khê.

Bài viết Ngày xuân, mạn đàm về ba thi phẩm của Chủ tịch Hồ Chí Minh sẽ mở đầu phần này với những lời bình tâm đắc, những kiến giải thú vị về đề tài tưởng như không còn mới này.

Với giá trị giàu biểu tượng tính của mình, hổ hiện diện như là một motif phổ biến trong nghệ thuật. Nhân năm mới Nhâm Dần, chúng ta sẽ cùng du hành Đông - Tây để khám phá và thưởng ngoạn hình tượng hổ trong hội họa qua bài viết Sự du hành của hình tượng hổ trong hội họa.

Qua một năm khó khăn bởi dịch bệnh, các nhà xuất bản, công ti phát hành cùng đông đảo văn nghệ sĩ vẫn chung tay làm ra những cuốn sách tết. Đây là món ăn tinh thần đặc sắc gửi tới người yêu sách dịp tết đến xuân về. Bài viết Hương vị xuân qua trang sách tết sẽ bàn kĩ hơn về câu chuyện này.

Những năm gần đây, đến hẹn lại lên, rất nhiều phim Việt chọn ra mắt khán giả vào dịp tết. Tết trở thành thời điểm vàng mà nhiều nhà làm phim cũng như khán giả mong đợi. Từ đây, dần dần hình thành nên một xu hướng, một “làn sóng” tạm gọi là “dòng phim tết” với một vài đặc điểm nhận diện tương đối rõ nét. Bài viết Đôi nét về phim Việt mùa tết sẽ phân tích sâu hơn về đề tài đáng quan tâm này.

Còn nhiều bài viết được đông đảo bạn đọc quan tâm, các vấn đề của đời sống hôm nay, chân dung nhân vật qua cái nhìn của văn nghệ sĩ... cũng được phản ánh một cách sinh động và thuyết phục...

Tạp chí VNQĐ số 981 + 982 dày 200 trang, dự kiến phát hành ngày 15/1/2022. Thân mời các bạn đón đọc!

Văn

VNQĐ Trung tướng Nguyễn Doãn Anh -Tư lệnh Quân khu 4: Chung sức, đồng lòng lập thành tích mới mừng Đảng, mừng Xuân 3. Nguyễn Tham Thiện Kế Đám cưới hoa dong riềng 10. Mai Thanh Văn Phú Quý - ngày trở lại 21. Nguyễn Mạnh Hùng Hoa dành dành trắng 40. Đỗ Văn Luyến Giỗ mình 49. Đoàn Ngọc Hà Làng Hùm xa lắc 58. Trung Sỹ Tết chiến trường trên đất Chùa Tháp 66. Nguyễn Thanh Tâm TS Đinh Minh Hằng: Thể nghiệm không phải là gây hấn!... 79. Tống Phước Bảo Người ở lại Cố Giang 98. Nguyễn Toàn Thắng Y sư truyền kì 108. Phạm Duy Nghĩa Sa Pa tươi mát 117. Nguyễn Anh Vũ Người còn ở chợ 124.

 

Thơ

Hữu Thỉnh Nam tiến 27. Nguyễn Đức Mậu Đủng đỉnh 28. Vũ Quần Phương Hình như 29. Nguyễn Văn Khôi Hỏi đêm ấy 29. Anh Ngọc Cây trái tình người 30. Lê Thành Nghị Cảm nhận đêm Hồ Tây 32. Vương Trọng Tiên Dung 33. Thanh Thảo Hầu hết những bài thơ viết trong một năm 34. Y Phương Coong rượu từ từ đứng dậy 35. Trần Anh Thái Ra đi 36. Trần Quang Quý Trên đỉnh Mã Pì Lèng 37. Nguyễn Việt Chiến Tìm hoa 38. Hồng Thanh Quang Kinh Bắc ngẫu ca 39 Lê Huy Mậu Vũng Tàu, núi - biển và tôi 70. Võ Sa Hà Sinh nhật 71. Trần Hùng Núi ma 72. Lê Huy Quang Giao thừa Hà Nội 73. Trần Quang Đạo Mật thi 63 74. Nguyễn Sĩ Đại Hồ Gươm nước đầy 74. Mai Văn Phấn Thở 75. Nguyễn Linh Khiếu Hương giang 76. Văn Công Hùng Ngơ ngác Tây Nguyên 77. Phan Hoàng Nguồn sáng gió xuân 78. Nguyễn Trọng Luân Gửi lên phương trời Bắc 128. Lò Cao Nhum Em gái Hủa Phăn 129. Dương Khâu Luông Ngày tết ở bản 130. Nguyễn Ngọc Phú Gốm xuân 131. Nguyễn Thanh Kim Em xa, bóng lẻ 132. Hữu Việt Giấy Giang 133. Du An Tuần tra trong sương 134. Đoàn Mạnh Phương Bên bức ảnh Hà Nội thời bao cấp 135. Đoàn Thị Ký Người làng Tằm 136. Vi Thùy Linh Gia hạn mùa xuân 137. Nguyễn Quang Hưng Một người Chàng Sơn 138. Tạ Bá Hương Đêm hội Lồng tông 139. Nguyễn Thị Kim Nhung Gió vẫn thổi trên đường (Đọc Gió vẫn trên đường của Nguyễn Trác) 140. Lê Thúy Bắc Đi ra từ cánh rừng lá mục; Rừng ngủ 170. Võ Văn Luyến Cá chép trên sông Thạch Hãn; Đá Đứng, Đá Nổi 172. Nguyễn Minh Cường Tuần biên ngày tết; Quan họ xuân này 174. Hương Giang Trở về độ lượng; Bí mật 176. Duyên An Mưa non; Nhánh mùa 178. Nguyên Như Vào mùa rừng cháy; Bên mộ ông nội 180. Dương Đình Ngạt Có một buổi chiều còn sót lại bên đời 182. Hoàng Anh Tuấn Áo dài của mẹ 183. Nguyễn Văn Song Những đứa con của làng 184. Phùng Thị Hương Ly Người canh nương 185. VNQĐ giới thiệu thơ Phạm Quỳnh Loan Những bông cỏ; Mắc khén mùa Tây Bắc 186.

 

Văn học nước ngoài

Raymond Carver Nhà thờ lớn (Trần Như Luận dịch từ nguyên bản tiếng Anh) 87.

 

Bình luận văn nghệ

Đỗ Trọng Khơi Ngày xuân, mạn đàm về ba thi phẩm của Chủ tịch Hồ Chí Minh 143. Nguyễn Thúy Quỳnh Khi “một cánh cửa đóng lại...” 147. Lê Thị Hường Mùa xuân, đi tìm nét môi cười trong Thơ mới 151. Song Quyên Cảm thức tết trong thơ Y Phương 155. Nho Quan Hương vị xuân qua trang sách tết 158. Ngô Vĩnh Bình Tết về, bên gốc đại già, tôi nhớ… 162. Sương Nguyệt Minh Nguyên mẫu lí tưởng cho nhân vật 166. Lan Nga Nhìn lại văn học Việt Nam 2021 188. Phạm Minh Quân Sự du hành của hình tượng hổ trong hội họa 192. Sơn Khê Đôi nét về phim Việt mùa tết 197.

 

Minh họa, ảnh

Bìa 1: Ảnh của nhiếp ảnh gia Lê Việt Khánh

Minh họa: Thành Chương, Lê Trí Dũng, Nguyễn Văn Đức, Công Quốc Hà, Phạm Hà Hải, Nguyễn Đăng Phú, Đặng Tiến, Vũ Đình Tuấn, Lê Anh Vân, Nguyễn Anh Vũ, PV...

VNQD
Thống kê
Bài đọc nhiều nhất
Vòng quay ra con số vòng xoay ra phận đời

Vòng quay ra con số vòng xoay ra phận đời

Tôi nhớ cho đến đầu năm lớp 9, một đêm Dưỡng đạp xe qua nhà tôi cho lại bộ sách rất mới. Dưỡng bảo nghỉ học. Chỉ vậy thôi rồi Dưỡng đi... (TỐNG PHƯỚC BẢO)

Cây thốt nốt quỳ trên núi Tưk-cot

Cây thốt nốt quỳ trên núi Tưk-cot

Tôi được nhiều lần sang Campuchia cùng các đội chuyên trách tìm kiếm, cất bốc, hồi hương hài cốt liệt sĩ quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam hi sinh qua các thời kì chiến tranh... (HỒ KIÊN GIANG)

Nguyên mẫu trong hai truyện vừa đầu tay viết cho thiếu nhi của tôi

Nguyên mẫu trong hai truyện vừa đầu tay viết cho thiếu nhi của tôi

Khi viết cuốn Những tia nắng đầu tiên tôi đã hóa thân vào các em nhỏ học sinh lớp 6 của năm học 1969 - 1970 ở Hà Nội... (LÊ PHƯƠNG LIÊN)

Bà Minh của tôi

Bà Minh của tôi

Sống ở Hà Nội, trở thành một công dân có hộ khẩu đến nay đã hơn hai thập kỉ, nhưng chưa bao giờ tôi có cảm giác mình thuộc về Hà Nội... (ĐỖ BÍCH THÚY)