Dòng chảy

Tạp chí Văn nghệ Quân đội số 989 (cuối tháng 5/2022)

Thứ Sáu, 20/05/2022 08:58

 Franz Peter Schubert (1797 - 1828) là nhà soạn nhạc vĩ đại người Áo. Tên tuổi của ông gắn liền với bước khởi đầu của chủ nghĩa lãng mạn trong âm nhạc thế giới. Cuộc đời ông thật ngắn ngủi, nhưng di sản tinh thần của ông vô cùng đồ sộ. Ông sáng tác hơn 600 ca khúc, 9 bản giao hưởng cùng nhiều tác phẩm âm nhạc phục vụ nghi lễ, thính phòng… Nhân dịp 225 năm sinh Schubert và 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Áo, tập ca khúc Hành trình mùa đông của Franz Schubert được dịch sang tiếng Việt và công diễn song ngữ (Đức - Việt) tại Viên (thủ đô nước Áo). Để hiểu thêm về âm nhạc của Franz Schubert và Hành trình mùa đông, Tạp chí Văn nghệ Quân đội có cuộc trò chuyện với các dịch giả, nghệ sĩ đã góp phần đưa giấc mơ này thành hiện thực.

Bài trò chuyện mang tên "Hành trình mùa đông" của Franz Schubert: Khi âm nhạc gắn kết những tâm hồn nghệ sĩ sẽ mở đầu Tạp chí VNQĐ số 989.

Phần Văn xuôi được tiếp nối với các truyện ngắn.

Bay giữa cánh đồng của Hồ Loan là những ám ảnh ấu thơ, những vết thương không thể chữa lành của Du và Miên. Một người ngay từ khi sinh ra đã không được những người thân yêu chấp nhận mình là con gái chỉ bởi họ khao khát có một đứa con trai, một người phải chứng kiến những điều khiến sự trong sáng hồn nhiên bị thương tổn. Họ sẽ đối diện với đời sống ra sao khi lớn lên với những nỗi đau, sự giằng xé trong khi vẫn không thôi ước mơ về một sự êm đềm…

Tấm ảnh thờ của Nguyễn Khắc Nguyệt chân thực và cảm động, đan xen giữa hiện tại và quá khứ. Tuyến đã tìm được tấm ảnh của Quân - người đồng đội đã hi sinh chụp cùng cả nhóm trong một bối cảnh bất ngờ nhưng cũng rất tự nhiên, mang dấu ấn của đời sống hôm nay. Điều tưởng như không thể nhưng đã xảy ra nhờ vào tình đồng đội thiêng liêng gắn bó, nhờ vào những người lính một thời chưa bao giờ quên nhau cho dẫu cuộc gặp gỡ nơi lửa đạn chỉ là thoáng qua…

Tiếng rắn hoang của Đào Văn Hợp là những thông điệp từ thiên nhiên dành cho con người. Đó là những câu chuyện rất chân thực, cảm xúc mà chúng ta có thể gặp, có thể nghe đâu đó trong cuộc sống này. Vạn vật trên đời đều có tình cảm và linh hồn, đời sống này không chỉ dành cho riêng con người. Chúng ta ứng xử với thiên nhiên như thế nào sẽ nhận lại sự đáp trả như thế. Truyện viết tự nhiên, sinh động và hấp dẫn bởi những chi tiết mơ hồ nhưng cũng hết sức chân thực.

Hùm xám Bắc Sơn gặp phóng viên Tây của Xuân Phượng và bút kí Luật sư Nguyễn Hữu Thọ với Phú Yên của Trình Quang Phú làm cho phần Văn xuôi số này thêm ấn tượng và sinh động bởi câu chuyện về những mảnh đất, những con người chân thực đã làm nên những dấu ấn lịch sử.

Phần Thơ với sự tham gia của các tác giả: Nguyễn Trọng Luân, Vũ Quang Trạch, Anh Anh, Nguyễn Quang Việt, Nguyễn Văn Biên, Trần Võ Thành Văn,Nông Thị Hưng, Trần Xuân Trường, Nguyễn Kiến Thọ, Hoàng Thụy Anh.

Những không gian văn hóa, lịch sử sẽ được mở ra trong thơ từ mọi góc nhìn, mọi chiều kích. Những vẻ đẹp, những ẩn khuất của đời sống ở các khía cạnh của tình yêu, gia đình, xã hội với những vui, buồn, quá vãng, giấc mơ, xao động… cũng là nguồn chất liệu bất tận cho thơ. Qua thi phẩm của mình, người viết đã cho thấy khát vọng được chạm sâu vào những thăm thẳm của mọi đề tài nhằm sáng tạo nên một đời sống khác. Những trang thơ dự thi vì vậy mà trở nên đa dạng và đầy hứng khởi.

“Thơ trong những tập thơ” là bài viết Chợt gặp một người thơ ở Tây Nguyên của Mai Nam Thắng giới thiệu tập thơ của nhà thơ Văn Công Hùng.

Văn học nước ngoài giới thiệu truyện ngắn Ngọn đồi giống những chú voi trắng của Ernest Hemigway do Khánh Hà dịch từ bản tiếng Anh.

Phần Bình luận văn nghệ với sự góp mặt của các tác giả: Mã Giang Lân, Nho Quan, Nguyễn Thị Phương Thúy, Vũ Kim Khoa, Đỗ Thu Thủy, Thái Hoàng Duy, Phạm Xuân Thạch.

Lê Thiết Cương - con đường hội họa từ biểu hình, biểu ý đến biểu tâm là một cách nhìn xuyên suốt về con đường hội họa của họa sĩ Lê Thiết Cương. Ở tuổi 60, có một sự nghiệp thành đạt, danh tiếng đã được khẳng định, lẽ ra Lê Thiết Cương có thể sống cuộc sống an nhàn và an toàn, nhưng không, trong con người ông vẫn tràn đầy năng lực sáng tạo, vẫn muốn thử thách bản thân qua vẽ Kiều, con đường mà bao danh gia hội họa đã đi qua và có thành tựu không nhỏ.

Thúc bách tạo dựng dòng ảnh chủ đạo cho nền nhiếp ảnh nghệ thuật nước nhà là bài viết bàn về việc xây dựng nền nhiếp ảnh Việt Nam. Có thể thấy, phía sau những thành tựu, vẫn còn đó nhiều vấn đề thúc bách không thể trì hoãn cần phải được cải tiến, phải đột phá vào điểm nóng bỏng, xung yếu ảnh hưởng đến sự phát triển của nền nhiếp ảnh nghệ thuật tại Việt Nam. Ở góc độ quan sát của mình, người viết nêu ra một vài nút thắt, nên chăng cần phải được khai thông và qua đó có thể tìm ra giải pháp để thay đổi.

Bên cạnh đó, chúng ta sẽ được tiếp cận với những bài nghiên cứu, bình luận sâu sắc, thú vị về các vấn đề khác nhau của văn học nghệ thuật.

Tạp chí VNQĐ số 989 dày 120 trang dự kiến sẽ phát hành ngày 20/5/2022. Thân mời các bạn đón đọc!

Văn

Nguyễn Thanh Tâm

Hành trình mùa đông của Franz Schubert:

Khi âm nhạc gắn kết những tâm hồn nghệ sĩ

Hồ Loan

Bay giữa cánh đồng

Xuân Phượng

Hùm xám Bắc Sơn gặp phóng viên Tây

Trình Quang Phú

Luật sư Nguyễn Hữu Thọ với Phú Yên (Kì 2)

Nguyễn Khắc Nguyệt

Tấm ảnh thờ

Đào Văn Hợp

Tiếng rắn hoang

 

Thơ

Nguyễn Trọng Luân

Cửa Tùng

Vũ Quang Trạch

Mạch làng nơi đảo tiền tiêu; Hoàng hôn; Mái làng

Anh Anh

Hội vía lúa; Lượn khắp; Hết duyên

Nguyễn Quang Việt

Những lát cắt; Không đề

Nguyễn Văn Biên

Đời sen; Quên rằng; Vì em định kiến cũng mòn

Trần Võ Thành Văn

Cuối nụ hôn; Tạ từ

Nông Thị Hưng

Lời nguyện trước bình minh

Mai Nam Thắng

Chợt gặp một người thơ ở Tây Nguyên (Đọc tập thơ Chợt của Văn Công Hùng)

Trần Xuân Trường

Bên bậc cầu ao; Hẹn về trong mơ

Nguyễn Kiến Thọ

Vọng; Có một lần; Gửi người cuối sóng

Hoàng Thụy Anh

Vơi đầy Bản Giốc; Phận người

 

Văn học nước ngoài

Ernest Hemigway

Ngọn đồi giống những chú voi trắng (Khánh Hà dịch từ bản tiếng Anh)

 

Bình luận văn nghệ

Mã Giang Lân

Lê Văn Vọng, giữ cho mình một cách đi riêng

Nho Quan

Phát triển văn hóa đọc nhìn từ thị trường xuất bản

Nguyễn Thị Phương Thúy

Những khuynh hướng chính trong truyện ngắn ở vùng đô thị Nam bộ 1945 – 1954

Vũ Kim Khoa

Thúc bách tạo dựng dòng ảnh chủ đạo cho nền nhiếp ảnh nghệ thuật nước nhà

Đỗ Thu Thủy

Yếu tố kì ảo trong tiểu thuyết Giả Bình Ao

Thái Hoàng Duy

Lê Thiết Cương - con đường hội họa từ biểu hình, biểu ý đến biểu tâm

Phạm Xuân Thạch

Sáng tạo trong tình thế đương đại

VNQD
Thống kê
Bài đọc nhiều nhất
Vòng quay ra con số vòng xoay ra phận đời

Vòng quay ra con số vòng xoay ra phận đời

Tôi nhớ cho đến đầu năm lớp 9, một đêm Dưỡng đạp xe qua nhà tôi cho lại bộ sách rất mới. Dưỡng bảo nghỉ học. Chỉ vậy thôi rồi Dưỡng đi... (TỐNG PHƯỚC BẢO)

Cây thốt nốt quỳ trên núi Tưk-cot

Cây thốt nốt quỳ trên núi Tưk-cot

Tôi được nhiều lần sang Campuchia cùng các đội chuyên trách tìm kiếm, cất bốc, hồi hương hài cốt liệt sĩ quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam hi sinh qua các thời kì chiến tranh... (HỒ KIÊN GIANG)

Nguyên mẫu trong hai truyện vừa đầu tay viết cho thiếu nhi của tôi

Nguyên mẫu trong hai truyện vừa đầu tay viết cho thiếu nhi của tôi

Khi viết cuốn Những tia nắng đầu tiên tôi đã hóa thân vào các em nhỏ học sinh lớp 6 của năm học 1969 - 1970 ở Hà Nội... (LÊ PHƯƠNG LIÊN)

Bà Minh của tôi

Bà Minh của tôi

Sống ở Hà Nội, trở thành một công dân có hộ khẩu đến nay đã hơn hai thập kỉ, nhưng chưa bao giờ tôi có cảm giác mình thuộc về Hà Nội... (ĐỖ BÍCH THÚY)