Ống kính nhà văn

Gian nan đường tìm con chữ

Thứ Sáu, 31/08/2018 07:34
Logo VNQĐ Online mới - Giống như bao học sinh trên cả nước, các em học sinh thôn Xuân Lũng, Bình Trung, Cao Lộc, Lạng Sơn đang tất bật chuẩn bị cho ngày khai giảng năm học mới. Ngoài sự hứng khởi trong ngày hội đến trường, các em luôn canh cánh nỗi âu lo đuối nước trên cung đường đến trường nhất là trong mùa mưa lũ. 
 
DJI 0092
Con đường tre dài hơn 100m trên sông  Kỳ Cùng, thôn Xuân Lũng, xã Bình Trung, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn là con đường nguy hiểm luôn rình rập các em học sinh mỗi buổi đến trường.
 
4S3A1126
  Được kết từ 17 bè tre trên sông nối thôn Xuân Lũng (xã Bình Trung, Cao Lộc) với thôn Nà Lốc (xã Khánh Khê, Văn Quan).
  
4S3A1657
 Đây là con đường duy nhất để các em đến trường hàng ngày.
 
4S3A1575
Cũng là con đường độc đạo để người dân trong thôn kết nối với thế giới bên ngoài.
 
4S3A1609
Tính mạng của các em học sinh và người dân phụ thuộc vào những chiếc dây néo gỉ sắt.
 
4S3A1403
Việc đi học của các em thường bị gián đoạn do thời tiết.
 
4S3A1454
Những ngày nước dâng cao, đi qua cầu không an toàn thì người lớn phải đưa các em qua sông bằng mảng nứa. 
 
4S3A1565
Hai bờ sông cách nhau 140m, mực nước sâu từ 6m đến 20m tùy từng mùa.
 
4S3A1104
Theo thống kê của xã Bình Trung, 10 năm qua có 7 trường hợp đuối nước trên đoạn sông này, 6 trường hợp may mắn được cứu sống, hàng ngày thường xuyên có người  sảy chân ngã khi qua sông.
 
4S3A1446
Mỗi gia đình thường sắm hai chiếc mảng dự phòng những lúc thời tiết bất thường. 
 
DJI 0157
Trước kia thôn Xuân Lũng cũng có một điểm trường, nhưng hàng năm số lượng học sinh ít, nên các em phải học ghép với điểm học khác bên kia sông.
 
4S3A1628
Các em phải vượt sông để học trái tuyến ở huyện Văn Quan.
 
4S3A1095
   Con đường tạm có chiều ngang chưa đến một mét nên dù chỉ hai người đi ngược chiều cũng gặp khó khăn. Những lúc trong thôn có việc phải đi lại nhiều thì vô cùng bất tiện.
 
4S3A1613
Mỗi ngày em Vi Thị Kết ở thôn Xuân Lũng phải qua đoạn đường ít nhất 2 lần, hôm nào học 2 chiều thì 4 lần. Em đã nhiều lần ngã xuống sông, nên nỗi ám ảnh đuối nước của em rất lớn. Chiếc áo phao là vật dụng không thể thiếu mỗi lần em đi qua đây. 
 
4S3A1475
Ước mơ của người dân trong đầu năm học mới là có được phương tiện đảm bảo, an toàn, tiện lợi hơn cho các em đến trường. Mặc dù Tổng cục đường bộ đã chấp thuận bổ sung danh mục cầu dân sinh qua đoạn sông này nhưng người dân chưa rõ khi nào cây cầu nối đôi bờ mới được khởi công. Trong lúc đó, để vượt sông cũng vẫn chỉ có thể bằng chiếc cầu dập dềnh trên mặt nước hoặc bằng mảng nứa.
 

Tổ chức trang: Vũ Thành Duy
Thực hiện: Phạm Ngọc Thành
 

 

VNQD
Thống kê
Bài đọc nhiều nhất
Cây thốt nốt quỳ trên núi Tưk-cot

Cây thốt nốt quỳ trên núi Tưk-cot

Tôi được nhiều lần sang Campuchia cùng các đội chuyên trách tìm kiếm, cất bốc, hồi hương hài cốt liệt sĩ quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam hi sinh qua các thời kì chiến tranh... (HỒ KIÊN GIANG)

Nguyên mẫu trong hai truyện vừa đầu tay viết cho thiếu nhi của tôi

Nguyên mẫu trong hai truyện vừa đầu tay viết cho thiếu nhi của tôi

Khi viết cuốn Những tia nắng đầu tiên tôi đã hóa thân vào các em nhỏ học sinh lớp 6 của năm học 1969 - 1970 ở Hà Nội... (LÊ PHƯƠNG LIÊN)

Bà Minh của tôi

Bà Minh của tôi

Sống ở Hà Nội, trở thành một công dân có hộ khẩu đến nay đã hơn hai thập kỉ, nhưng chưa bao giờ tôi có cảm giác mình thuộc về Hà Nội... (ĐỖ BÍCH THÚY)

Đồng đội là nguyên mẫu trong các sáng tác của tôi

Đồng đội là nguyên mẫu trong các sáng tác của tôi

Có nhân vật chỉ là dáng dấp của nguyên mẫu, có nhân vật là nguyên mẫu đã sống và chiến đấu cùng tôi, suốt những năm tháng ở rừng... (VŨ NGỌC THƯ)