Nguyễn Huy Thiệp đã ngừng viết từ lâu những những truyện ngắn một thời “đình đám” của ông vẫn làm người ta say mê và giới nghiên cứu phê bình vẫn còn hứng thú về ông. Viết hẳn một cuốn sách về một tác giả văn học đương đại vốn là điều không mấy phổ biến trong giới nghiên cứu nhưng Nguyễn Huy Thiệp có lẽ là một ngoại lệ rất hấp dẫn. Và có lẽ vì thế Nguyễn Văn Thuấn đã có một chuyên luận khá độc đáo và mới mẻ về Nguyễn Huy Thiệp: Du hành giữa các văn bản Nguyễn Huy Thiệp xã hội Việt Nam sau 1975.
Vì sao cuốn sách này lại độc đáo và mới mẻ? Vì thông thường một cuốn sách phê bình người ta sẽ mặc định đặt tên sách chương, mục rất hàn lâm và công thức, ít khi có tính đột phá hoặc một chút bay bổng. Thế nhưng Nguyễn Văn Thuấn đã không theo lối mòn đó, anh đặt tên sách với những chương mục rất khiêu khích như: “Vinh quang đàn ông điếm nhục đàn bà”, “Chỉ có một anh thôi, còn lại là chúng nó”, “Hoan hô nhà hiền triết và con chó xồm”... đây là cách đặt tên “nhại” theo những tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp nhằm tạo ra những chiều kích mới. Tác phẩm Nguyễn Huy Thiệp được nhìn trong bối cảnh những biến chuyển mạnh mẽ của xã hội Việt Nam sau khi chiến tranh kết thúc, đơn giản chỉ cần một truyện ngắn nổi tiếng của ông như “Tướng về hưu” ta cũng thấy được rất nhiều những thay đổi lớn lao của đời sống xã hội.
Nguyễn Văn Thuấn viết về Nguyễn Huy Thiệp khá bay bổng và gần gũi không giống như những mạch nghiên cứu thông thường, đây là phong cách mà tôi nghĩ sẽ đến với độc giả một cách thuận lợi hơn. Một nhà văn tiếp tục được mổ xẻ và phân tích khi đã có một độ lùi thời gian nhất định chứng tỏ sức hấp dẫn của tác phẩm vẫn còn và giá trị của văn chương chưa bị mất đi. Nguyễn Huy Thiệp từ xa nhìn lại vẫn còn những lấp lánh, dấu vết, hình ảnh của một thời biến động không dễ bị lãng quên!
Nhà văn UÔNG TRIỀU
Tôi như một vị quan tòa trong cuộc hôn nhân chơi vơi của đôi vợ chồng - những nguyên mẫu của nhân vật trong truyện ngắn Người đàn bà đi tìm nước của mình... (VÕ DIỆU THANH)
Chịu khó đọc, tự tin mình cũng có thể viết được như mọi người, nhưng lúc đó tôi chưa có ý thức trở thành người viết chuyên nghiệp, chỉ muốn kể lại những câu chuyện chiến tranh gian khổ ác liệt... (TRUNG SỸ)
Trong tiểu thuyết, nhân vật Nhà văn trẻ có một người vợ bỗng dưng mất tích, trước khi rời đi, cô tháo cái sim điện thoại bỏ vô bể cá, nên cuộc kiếm tìm trở nên vô vọng... (TRẦN NHÃ THỤY)
Thế hệ tôi 8x sinh sau năm 1975, không biết chiến tranh là gì, bom đạn là gì, chưa cảm được mất mát, chia li, đau khổ của cảnh binh đao, khói lửa một thời mà các thế hệ trước đã phải trải qua... (LÊ VŨ TRƯỜNG GIANG)
Triển lãm đang diễn ra tại Bảo tàng Mĩ thuật Việt Nam, 66 Nguyễn Thái Học, Ba Đình, Hà Nội.
Ngày 28/07, tại Hà Nội, Bảo tàng Hà Nội tổ chức tọa đàm “Sen trong đời sống văn hóa Việt”.
Triển lãm khai mạc ngày 21/7 tại Bảo tàng Mỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh, 97 Phó Đức Chính, phường Nguyễn Thái Bình, Quận 1, TP Hồ Chí Minh.
Triển lãm sẽ diễn ra tại Trung tâm Thông tin Văn hoá Hồ Gươm, số 2 Lê Thái Tổ, P. Hàng Trống, Q. Hoàn kiếm, Hà Nội.
Triển lãm đang diễn ra và kéo dài đến 29/06/2023 tại Mây artspace, 36/70 Nguyễn Gia Trí, phường 25, quận Bình Thạnh, TP HCM.
216 tác phẩm với nhiều chất liệu và thể loại tranh từ sơn Acrylic, màu nước, sáp dầu, đến chì, than, màu bột… đã bày tỏ thế giới nội tâm phong phú của các em
Dự án mang đến không gian trực tuyến miễn phí có thể tìm hiểu về văn hóa trầu cau của Việt Nam qua các hiện vật 3D, văn bản, hình ảnh và video giàu tính tương tác.
Các tác phẩm được xếp đặt theo dòng chảy mà mà tác giả tạo ra với từng cụm tác phẩm rời rạc - kết nối...
Kiên và Vũ chênh nhau 4 tuổi. Vũ ở Hưng Yên, Kiên sinh sông tại Đà Nẵng nhưng họ cùng chung một linh hồn.
Lê Tiến Vượng chia sẻ, là một người sinh ra và lớn lên ở Hà Nội, ông thích vẽ về phố phường thủ đô với bề dày văn hóa hàng nghìn năm.