Dòng chảy  Văn nghệ

Nhà nghiên cứu 8x trình xuất công trình “Văn hoá tính dục ở Việt Nam thế kỉ X - XIX”

Thứ Hai, 26/11/2018 15:52
Logo VNQĐ Online mới Tính dục là câu chuyện thiết thân và là đề tài bàn luận, chiêm nghiệm bất tận của nhân loại cổ kim. Tự bản thân nó có sức hấp dẫn nhưng lại mang trong đó quá nhiều rào cản, quá nhiều cấm kị, khiến nhân loại thấy nó vừa hấp dẫn vừa đe doạ, vừa cuốn hút vừa thách thức.
 
Khoảng hơn mươi năm trở lại đây, trong đời sống văn hoá văn học Việt Nam, đề tài tính dục có vẻ nóng lên như là một cái gì thời thượng, nhiều lúc trở thành một trong những chiến lược câu khách của nhiều cây bút.
 
Giữa lúc nhiều nhà nghiên cứu phê bình đang nỗ lực nhận diện, miêu tả và kiến giải đề tài/yếu tố tính dục trong văn chương đương đại, thì nhà nghiên cứu trẻ Phạm Văn Hưng lội ngược dòng trình xuất công trình Văn hoá tính dục ở Việt Nam thế kỉ X - XIX, ngay lập tức thu hút sự quan tâm chú ý của giới chuyên môn học thuật.

 
20181126 155347
Cuốn sách của Phạm Văn Hưng do Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội ấn hành tháng 11/2018
 
Có thể thấy văn hoá tính dục Việt Nam 10 thế kỉ trung đại dẫu có những biểu hiện rất đa dạng nhưng thiếu những tổng kết và truyền thừa qua tư liệu thành văn. Công trình của Phạm Văn Hưng là một nỗ lực bổ khuyết vào khoảng trống nghiên cứu này. Đứng trước khó khăn bởi sự thiếu thốn của tư liệu, văn hiến nước nước nhà, tác giả công trình chọn giải pháp phục dựng văn hoá tính dục Việt Nam thế kỉ X - XIX chủ yếu qua hai nguồn tư liệu thành văn: lịch sử và văn học.
 
Công trình được cấu trúc thành 3 chương: Chương 1/ GIỮA LỄ VÀ LUẬT: BẢN NĂNG VÀ QUY PHẠM, Chương 2/ ĐẠI SỰ PHÒNG THE: MĨ CẢM VÀ KHOÁI CẢM và Chương 3/ NHỮNG NGẢ RẼ VÀ HIỆN TƯỢNG TÍNH DỤC ĐẶC THÙ.  
 
Giữa đời sống tính dục của số đông, ở đây đó, vẫn có những ngả rẽ tính dục và hiện tượng tính dục đặc thù trong văn hoá tính dục Việt Nam thời trung đại. Do là số ít, là đặc thù nên các hiện tượng tính dục này thường không được ghi lại hoặc ghi lại với rất nhiều điểm mờ và khoảng trống. Đóng góp của công trình Văn hoá tính dục ở Việt Nam thế kỉ X - XIX còn là bước đầu tường minh hoá những điểm mờ này, san lấp những khoảng trống này.
 

Qua công trình của Phạm Văn Hưng, người đọc hiểu thêm rằng, có những “di sản” của văn hoá tính dục thời trung đại mà thời hiện đại đang kế thừa, thậm chí qua hàng thế kỉ nó vẫn giữ nguyên tính “chất phác” của thuở ban đầu với những ngộ nhận, định kiến đã thành lối mòn không dễ vượt qua và có những hạn chế, khiếm khuyết len lỏi trong các tầng, vỉa của trầm tích văn hoá tính dục mà nguyên nhân phát sinh của nó không chỉ đến từ bất bình đẳng xã hội hay bất bình đẳng giới.
 
Tiến sĩ Phạm Văn Hưng sinh năm 1983. Giải Nhất Tài năng khoa học trẻ Việt Nam, Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2014. Hiện công tác tại trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. Tác phẩm đã công bố: Lược khảo các vụ án văn chương ở Việt Nam thế kỉ X - XIX (Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2013); Tự sự của Trinh tiết: Nhân vật liệt nữ trong văn học Việt Nam trung đại thế kỉ X - XIX (Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2016); Văn hoá tính dục ở Việt Nam thế kỉ X - XIX (Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2018).
 
TẦM THƯ
VNQD
Thống kê
Bài đọc nhiều nhất
Bóng thầm mà rực rỡ trên mỗi trang văn

Bóng thầm mà rực rỡ trên mỗi trang văn

Sau những giờ lên lớp về lí thuyết, các ông chia nhau mỗi người kèm mấy học viên sáng tác... (CHÂU LA VIỆT) 

Anh Tựu trong "Vượt lũ"

Anh Tựu trong "Vượt lũ"

Anh Tựu của chúng tôi, ngoài đời là Thầy thuốc Ưu tú, tiến sĩ, dược sĩ chuyên khoa II Trần Tựu... (KIỀU BÍCH HẬU)

Giọt nước mắt mang hình vết thương

Giọt nước mắt mang hình vết thương

Cứ chiều chiều bà xay bột, tối tráng bánh rồi phơi, phơi đến khô thì mang ra chợ, vừa quạt than nướng vừa bán... (VŨ THANH LỊCH)

Tiếng chim bắt cô trói cột

Tiếng chim bắt cô trói cột

Chẳng biết bắt đầu từ đâu, nhưng trong kí ức của một đứa trẻ đôi lần lên núi kiếm củi, bứt lá rừng về lót chuồng cho lợn cho bò, thi thoảng gặp bụi sim chín ửng… thì núi sau lưng làng tôi được bắt đầu từ mé sông... (HỒ MINH TÂM)