Chùm thơ của tác giả Dương Khâu Luông

Chủ Nhật, 18/10/2020 00:48

Tiếng quay sa của mẹ

Rò rè…
Tiếng ống tre xoay
Rõ tiếng quay sa của mẹ
Tiếng kéo chỉ của mẹ
Nghe ấm như hơi thở
Nghe như tiếng con tim
Đêm nay con ngủ ở nhà mình
Căn nhà sàn chính tay cha dựng
Đắp chăn bông thổ cẩm
Quay bên nào cũng ấm
Thở bên nào cũng thơm

Bừng tỉnh anh đang giữa phố phường
Quay bốn mặt
Thừa âm thanh
Ồn ã
Nhưng thiếu tiếng quay sa của mẹ
Tiếng kéo chỉ của mẹ

Đâu rồi tiếng ống tre xoay?



Nhớ Nam Cao

Lên Phja Bjoóc (1) chạm đến một thời
Lên Phja Bjoóc nhớ bản Tày, bản Dao Píc Cáy
Mác cà lăng?(2)
Mác qua(3)
Tiếng Nam Cao học đấy
Học tiếng Tày để ông sửa soạn cho mình ngày một lớn lao hơn

Nhật kí ở rừng đã bao nhiêu năm
Vẫn còn đây một thời kháng chiến
Vẫn còn đây nơi Nam Cao vào Đảng
Nắm tay thề cây núi còn ghi

Mấy chục năm nhà văn đã đi xa
Mấy chục năm bản Tày, Dao vẫn nhớ
Hôm nay tìm đến nơi người ở
Cây rừng
Sông núi gọi tên.

--------
1. Phja Bjoóc: Dãy núi ở Bắc Kạn, còn có tên gọi là Núi Cứu quốc. Trong kháng chiến chống thực dân Pháp có nhiều văn nghệ sĩ đã hoạt động ở đây.
2.3. Maùc caø laêng?: Đaây laø quaû gì?; Mác qua: Quả dưa (tiếng Tày)
Đây là những từ ngữ được trích trong tập Nhật ký ở rừng của Nam Cao - tác phẩm mà nhà văn đã viết tại Phja Bjoóc (1947).

VNQD
Thống kê
Bài đọc nhiều nhất
Vòng quay ra con số vòng xoay ra phận đời

Vòng quay ra con số vòng xoay ra phận đời

Tôi nhớ cho đến đầu năm lớp 9, một đêm Dưỡng đạp xe qua nhà tôi cho lại bộ sách rất mới. Dưỡng bảo nghỉ học. Chỉ vậy thôi rồi Dưỡng đi... (TỐNG PHƯỚC BẢO)

Cây thốt nốt quỳ trên núi Tưk-cot

Cây thốt nốt quỳ trên núi Tưk-cot

Tôi được nhiều lần sang Campuchia cùng các đội chuyên trách tìm kiếm, cất bốc, hồi hương hài cốt liệt sĩ quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam hi sinh qua các thời kì chiến tranh... (HỒ KIÊN GIANG)

Nguyên mẫu trong hai truyện vừa đầu tay viết cho thiếu nhi của tôi

Nguyên mẫu trong hai truyện vừa đầu tay viết cho thiếu nhi của tôi

Khi viết cuốn Những tia nắng đầu tiên tôi đã hóa thân vào các em nhỏ học sinh lớp 6 của năm học 1969 - 1970 ở Hà Nội... (LÊ PHƯƠNG LIÊN)

Bà Minh của tôi

Bà Minh của tôi

Sống ở Hà Nội, trở thành một công dân có hộ khẩu đến nay đã hơn hai thập kỉ, nhưng chưa bao giờ tôi có cảm giác mình thuộc về Hà Nội... (ĐỖ BÍCH THÚY)