Thơ của Nguyễn Thụy Anh

Thứ Ba, 16/05/2023 08:24

Nghĩ bên con mèo

Một nỗi buồn mềm mại thế
Uốn mình theo sống lưng duyên dáng của con mèo
Rồi nằm lại nơi nào trong tôi

Có thể là bàn tay, ngón rời rạc di trên màn hình phím ảo
Tìm một câu tả thực
Về một ngày nắng gió đã qua

Có thể là lồng ngực
Đang bật một cơn ho sâu như một lời trách xa
Khô khốc
Nghe xước xót mỗi lần nuốt xuống
Như nuốt những năm trôi...

Có thể ở tiếng vọng cười vẫn còn lanh lảnh
Bay lên cao chạm vào mưa mà rơi rũ xuống
Đêm về im như chưa từng biết nói
Im lâu quên cả giọng mình.


Vẫn hoa

Đã đau xót nỗi xuân nhiều ngày trước
Sao hôm nay mới thấm mệt rã rời
Cánh gấp nếp mong manh ý nghĩ
Chưa kịp mở lời lá rũ buông xuôi

Ta không hiểu ta, như chưa từng sống
Ta không hiểu nhau, càng cố hiểu càng xa
Ta không biết từ đâu nắng lạ
Lộc non non hoa bỡ ngỡ vội xuân già!

Cánh hoa khép vẫn hồng như thoảng nhớ
Môi khát khô vẫn mơ thoáng mưa phùn
Dẫu tơi tả vẫn làm say ong bướm
Nghiến chặt răng nở đến tận cùng.

VNQD
Thống kê
Bài đọc nhiều nhất
Thanh xuân của “người đàn bà tìm nước”

Thanh xuân của “người đàn bà tìm nước”

Tôi như một vị quan tòa trong cuộc hôn nhân chơi vơi của đôi vợ chồng - những nguyên mẫu của nhân vật trong truyện ngắn Người đàn bà đi tìm nước của mình... (VÕ DIỆU THANH)

Lòng dũng cảm và đức hi sinh của người lính chẳng thể nào hư cấu được

Lòng dũng cảm và đức hi sinh của người lính chẳng thể nào hư cấu được

Chịu khó đọc, tự tin mình cũng có thể viết được như mọi người, nhưng lúc đó tôi chưa có ý thức trở thành người viết chuyên nghiệp, chỉ muốn kể lại những câu chuyện chiến tranh gian khổ ác liệt... (TRUNG SỸ)

Có khi là từ những mơ hồ

Có khi là từ những mơ hồ

Trong tiểu thuyết, nhân vật Nhà văn trẻ có một người vợ bỗng dưng mất tích, trước khi rời đi, cô tháo cái sim điện thoại bỏ vô bể cá, nên cuộc kiếm tìm trở nên vô vọng... (TRẦN NHÃ THỤY)

Người đàn ông của li cà phê buổi sáng

Người đàn ông của li cà phê buổi sáng

Thế hệ tôi 8x sinh sau năm 1975, không biết chiến tranh là gì, bom đạn là gì, chưa cảm được mất mát, chia li, đau khổ của cảnh binh đao, khói lửa một thời mà các thế hệ trước đã phải trải qua... (LÊ VŨ TRƯỜNG GIANG)