Kiên quyết đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, bảo vệ sự trong sáng của tư tưởng Hồ Chí Minh

Thứ Năm, 06/05/2021 16:53

. PGS. TS NGUYỄN THANH TÚ

 

Giữa thế kỷ XIX, giữa châu Âu, nơi chủ nghĩa tư bản phát triển cực thịnh nhưng đã bộc lộ bản chất giai cấp thống trị phản động và những mâu thuẫn gay gắt, Chủ nghĩa Mác - Lênin ra đời như mặt trời xua tan bóng đêm lạnh giá của chế độ người bóc lột người mở ra một tương lai tươi sáng cho nhân loại. Tất nhiên chủ nghĩa tư bản không bao giờ muốn thấy ngọn cờ nhân văn cao cả ấyhướng các dân tộc bị áp bức về phía chân trời tự do, công bằng, ấm no, hạnh phúc.

Như một thấu kính hội tụ khổng lồ,Chủ nghĩa Mác kết tinh những ánh sáng giá trị tư tưởng tinh hoa trước đó của thế giới, là kinh tế - chính trị cổ điển Anh, triết học cổ điển Đức, chủ nghĩa xã hội không tưởng Pháp; là những điểm tiến bộ của học thuyết về giá trị lao động của Adam Smít, Davit Ricacđô, phương pháp biện chứng của Hêghen, chủ nghĩa duy vật nhân bản của L. Phoi-ơ-bắc, những tư tưởng về chủ nghĩa xã hội không tưởng của Hăng-ri-đơ Cơ-lô-đơ Xanh Xi-mông, Rô-be Ô-oen, Etienne Cabet, Sác-lơ Phu-ri-ê…Để rồi Chủ nghĩa Mác trở thành mặt trời tư tưởng vĩ đại của nhân loại soi đường cho các dân tộc đi lên hạnh phúc. Hiện nay trước tác của Mác được học giả phương Tây quan tâm đặc biệt, được hàng triệu độc giả chào đón, nghiên cứu, tìm tòi những giá trị mới.

Dưới góc nhìn “liên văn hóa” hiện đại, thế giới hôm nay nhìn thấy ở Nguyễn Ái Quốc là sự hội tụ tuyệt đẹp ba luồng văn hóa: văn hóa yêu nước Việt Nam; văn hóa hòa bình, bình đẳng, bác ái của nhân loại tiến bộ và văn hóa giải phóng con người của Chủ nghĩa Mác. Cuộc Hội thảo khoa học Quốc tế về Hồ Chí Minh gần đây nhất (05/10/2019) có tên Global Ho Chi Minh (Hồ Chí Minh toàn cầu) được tổ chức tại thành phố New York (Mỹ) đãkhẳng định tầm vóc vĩ đại vượt thời đại của Người.Nhiều học giả nhấn mạnh hình ảnh Hồ Chí Minh không chỉ là vị anh hùng giải phóng dân tộc, mà còn là cầu nối giữa Việt Nam với thế giới và nhân cách của Người sẽ mãitỏa sáng cả văn hóa nhân loại. Những điều ấy hẳn nhiên không làm vừa lòng các thế lực phản động.

Một trong những mũi nhọn mà các thế lực thù địch thực hiện chiến lược “diễn biến hòa bình” là tập trung xuyên tạc, phủ nhận hình tượng Hồ Chí Minh. Ý thức rất rõ sự ảnh hưởng to lớn của Người trong mọi lĩnh vực của đất nước, đặc biệt trong đời sống văn hoá tinh thần nên chúng tuyên bố không úp mở rằng sở dĩ chế độ cộng sản ở Việt Nam còn tồn tại được là nhờ nương tựa, núp vào cái bóng “thần tượng Hồ Chí Minh”, nên muốn thể chế chính trị ở Việt Nam sụp đổ thì một trong những mục tiêu quan trọng nhất là phải xóa bỏ bằng được “thần tượng” này. Đó là lý do những thập niên gần đây, chúng ráo riết thực hiện âm mưu hạ bệ, bôi nhọ, xuyên tạc, phủ nhận tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh nhằm làm suy giảm niềm tin và lòng tôn kính của nhân dân ta đối với lãnh tụ, với Đảng Cộng sản Việt Nam.

Kẻ xấu đang cố gắng tạo ra một sự “nhận thức lại” trong tư tưởng của một số ít người, dần dần lan rộng ra nhiều người, đặc biệt những người có khả năng tư duy và trình độ nhận thức còn hạn chế, dễ hoang mang dao động. Sự tác động này vừa trực tiếp vừa gián tiếp, vừa trước mắt vừa lâu dài, nhằm dẫn đến sự “thoát li thần tượng” góp phần làm phai nhạt tiến tới xoá bỏ sự ảnh hưởng của tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh đối với một bộ phận đảng viên và quần chúng.

Lấy chính Hồ Chí Minh làm hình tượng cơ bản, chủ yếu nhưng được họ nhìn bằng quan niệm tiêu cực, mặt trái, bịa đặt với dụng ý tạo ra một con người Hồ Chí Minh khác hẳn, đối lập với con người Hồ Chí Minh lớn lao, trong sáng ở đời thường. Đó là những Lê Hữu Mục, Nguyễn Đăng Mạnh, Bùi Tín, Dương Thu Hương, Vũ Thư Hiên, Nguyễn Minh Cần, Thế Anh…Họ lại là những người có điều kiện đọc nhiều, hiểu biết nhiều (Lê Hữu Mục, Nguyễn Đăng Mạnh, Bùi Tín, Vũ Thư Hiên), có năng lực “sáng tạo” (Dương Thu Hương)…Dựa vào đặc trưng hư cấu của nghệ thuật một vài “tác giả” càng phải phát huy “tài năng”, bỏ nhiều công sức hơn, nhiều thủ đoạn hơn, “tâm huyết” hơn…Xét từ góc độ tiếp nhận, nhất là loại độc giả tinh hoa (số ít) vì có năng lực phản biện nên nhạy cảm và thích được nghe những luận điểm trái chiều. Vì những lẽ này chúng ta càng nhận thức rõ hơn sự tác hại nguy hiểm, nhất là những “tác phẩm” văn học có dụng ý xấu, để có ý thức vạch trần sớm nhất.

Có thể khái quát các thủ đoạn sau”:

1. Về sự xuyên tạc Hồ Chí Minh không phải là Nguyễn Ái Quốc.

Kẻ xấu xuyên tạc trắng trợn Chủ tịch Hồ Chí Minh không phải là Nguyễn Ái Quốc, Nguyễn Tất Thành, Nguyễn Sinh Cung trước đó mà do một người Trung Quốc khác thế vào. Nguyễn Ái Quốc đã chết trong tù ở Hương Cảng từ năm 1930.

2. Bịa đặt chuyện Bác Hồ có vợ và những mối tình!

Nhiều “tác giả” đều “chúng khẩu đồng từ” mà “xây dựng” một Hồ Chí Minh từng có nhiều vợ (Nguyễn Thị Minh Khai, Tăng Tuyết Minh, Nông Thị Xuân…), có con trai hiện vẫn đang sống. Qua đó kết tội Hồ Chí Minh vô đạo đức vì không dám thừa nhận và nhẫn tâm bỏ mặc vợ con mình.

3. Xuyên tạc nội dung thơ và vu khống “đạo văn”.

Họ bịa ra rằng người viết tập thơ Nhật kí trong tùlà một người tù đã chết, Hồ Chí Minh lại coi mình là tác giả.Tiêu biểu là Lê Hữu Mục viết Hồ Chí Minh không phải là tác giả Nhật ký trong tù in trên Làng Văn (Canadda) tháng 3 năm 1989, từ số 67 đến 70. Tháng 11 năm 1990 Trung tâm văn bút Việt Nam hải ngoại in thành sách xuất bản, Làng Văn phát hành.

4. “Xây dựng” mô hình con người Hồ Chí Minh đối lập hẳn với thực tế.

Với mục đích “giải thiêng” một cách triệt để, chúng cố gắng “xây dựng” nhân vật theo nguyên tắc “lộn ngược”, từ tuyệt đối caao cả, trong sáng thành một con người tầm thường “xấu xí”; con người bản năng, con người bội bạc, giả dối, hung ác, tàn bạo; con người đau khổ, cô đơn, yếu đuối, bất lực; con người kém cỏi, bảo thủ, phản động.

5. Phủ nhận tư tưởng Hồ Chí Minh

5.1.Phủ nhận tư tưởng cộng sản, xuyên tạc Hồ Chí Minh theo chủ nghĩa dân tộc.

Trên thực tế, trong hệ tư tưởng Hồ Chí Minh thì tư tưởng dân tộc hoà làm một với tư tưởng về chủ nghĩa xã hội. Đường lối Đảng ta là sự cụ thể hoá tư tưởng này khi quyết tâm “giương cao hai ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội”, nhưng kẻ xấu cố tình tách ra để nhấn mạnh Hồ Chí Minh yêu nước nhưng theo chủ nghĩa dân tộc chứ không phải chủ nghĩa xã hội. Âm mưu thâm độc là tách rời tư tưởng Hồ Chí Minh với Chủ nghĩa Mác.

5.2.Phủ nhận tư tưởng đoàn kết của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Hạt nhân tư tưởng Hồ Chí Minh là tư tưởng đoàn kết: Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết/ Thành công, thành công, đại thành công. Đây không chỉ là tư tưởng thời đại hôm nay mà còn là chân lý lịch sử tổng kết bốn nghìn năm dựng nước và giữ nước để mãi trở thành là nguồn sáng cho mai sau. Vì lẽ đó nhiều “tác giả” tập trung sự công kích nhằm vào tư tưởng này. Sự thâm hiểm của họ là “xây dựng” một mô hình nhân vật “Chủ tịch” hoàn toàn tương phản, trái ngược một cách triệt để với con người Hồ Chí Minh vĩ đại luôn toả ra ánh sáng ấm áp của tình người, tình đồng chí, một con người của niềm tin, của tương lai!

5.3. Phủ nhận thành quả cách mạng chung.

Hồ Chí Minh là người khai sinh ra nước Việt Nam mới, là người kiến tạo nên chế độ dân chủ mới ở Việt Nam. Điều này tất nhiên làm cho bọn phản động hằn học, căm thù. Chúng công kích chế độ cũng là một cách công kích Hồ Chí Minh và ngược lại.

5.4. Phủ nhận tương lai.

Kết luận:

Dựa vào các dữ liệu trên cho phép có những kết luận sau:

Một là, bọn phản động và các thế lực thù địch tập trung xuyên tạc, hạ bệ thần tượng Hồ Chí Minh là cách để hạ thấp vai trò lịch sử của Bác trong việc truyền bá Chủ nghĩa yêu nước về Việt Nam. Từ đó xuyên tạc con đường đi lên Chủ nghĩa xã hội ở nước ta là sai lầm.

Hai là, xuyên tạc về tiểu sử, đời tư là một cách “bôi đen” thần tượng để tạo ra những cái nhìn lệch lạc dẫn tới dần xoá bỏ thần tượng trong nhận thức một bộ phận nhân dân, nguy hiểm nhất là với tầng lớp thanh thiếu niên.

Ba là, việc xây dựng một con người Hồ Chí Minh khác hẳn chính là cách hạ bệ văn hoá Việt Nam để dần thay thế một nền văn hoá khác với mẫu con người thích ứng. Vì chúng rất có ý thức Bác Hồ là sự kết tinh hài hoà những giá trị văn hoá truyền thống và văn hoá của nền cách mạng mới.

Cần phải có những giải pháp đấu tranh nào?

Một là, tăng cường giáo dục lý tưởng, đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân ở tầng lớp văn nghệ sỹ.

Dưới ánh sáng của tư tưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật và cũng rất đúng với bản chất nghệ thuật, việc giáo dục lý tưởng cho văn nghệ sỹ nên tập trung xoáy sâu vào ba vấn đề trọng tâm: 1.Tình yêu văn hoá truyền thống; 2.Niềm quý trọng nhân dân; 3.Niềm tin vào Đảng, cách mạng và tiền đồ tươi sáng của dân tộc. Từ vấn đề (1) cho thấy nên đưa văn hóa truyền thống vào chương trình giảng dạy bắt buộc ở các trường văn hóa nghệ thuật. Vì theo lẽ tự nhiên có thấu hiểu mới thấu cảm, mới yêu và say mê. Với vấn đề (2) thì biện pháp tốt nhất là tăng cường đưa văn nghệ sỹ (đi thực tế) về với nhân dân, sống đời sống của nhân dân. Có gần gũi mới hiểu để yêu thương, quý trọng. Với vấn đề (3) là trách nhiệm của các cấp Đảng ủy, chính quyền. Mỗi cán bộ lãnh đạo là tấm gương soi trong sáng nhất. Mỗi Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng được thực thi một cách triệt để nhất, như kiên quyết chống tham nhũng, hay cả nước đoàn kết chống dịchcovid(đang làm rất tốt)…sẽ là sự thuyết phục cao nhất với văn nghệ sỹ vốn rất nhạy cảm với chính trị.

Hai là, tăng cường đấu tranh trực diện với các tác phẩm phản động, không né tránh.

Trên thực tế chúng ta mới có nghiên cứu về Hồ Chí Minh, tức coi Bác và tác phẩm của Bác là đối tượng tìm hiểu chứ chưa có tiếng nói đối thoại với những tiếng nói khác về Bác. Cần có một diễn đàn Đối thoại về Hồ Chí Minh tranh luận, phản biện, phản hồi nhiều luồng quan niệm, quan điểm. Những cái phản động, tiêu cực, sai lầm, vô tình hay cố ý…sẽ được làm rõ. Từ đó sẽ đảm bảo tính khoa học, tinh thần bình đẳng. Cũng từ đó mà nhiều thế hệ độc giả, nhiều loại độc giả (trong/ngoài nước) đều thấy Bác Hồ là Thật vàng, chẳng phải thau đâu!

Ba là, tăng cường tuyên truyền, quảng bá những tác phẩm văn học nghệ thuật chân chính về Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Cần tiếp tục cuộc vận động sáng tác và quảng bá về Bác Hồ và thực hiện một cách rộng rãi, quy mô, thường xuyên, liên tục vì Bác Hồ là một hiện tượng văn hóa mang tầm nhân loại với tầm vóc tư tưởng và nghệ thuật lớn laođể sáng tạo đến không cùng!

Bốn, đưa cuộc Cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh vào thực chất hơn nữa.

Thực tế cho thấy chúng ta đẩy mạnh Cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là đúng đắn, cần lan toả sâu rộng hơn nữa vào mọi tầng lớp nhân dân. Đấy cũng là một cách hiệu quả, thiết thực ngăn ngừa tác hại của những kẻ xấu hòng bôi nhọ, hạ bệ thần tượng Bác Hồ. Là nhà cách mạng thực tiễn, nhà triết học thực tiễn, Bác sống ở trong dân, không ở trên dân, Bác là người sống đúng nhất với chân lý “một tấm gương sống hơn cả trăm bài diễn văn tuyên truyền”. Là cán bộ, đảng viên, đoàn viên, tất cả là học trò Bác, học theo Bác, nhất là học tính liêm chính của Người thì dân sẽ tin và không một tư tưởng phản động nào, dù được nguỵ trang bằng thứ nghệ thuật cao siêu nào có thể lung lay được.

Năm, về giáo dục thế hệ trẻ.

Tư tưởng Hồ Chí Minh là sự kết tinh rất đẹp các tư tưởng lớn của dân tộc và nhân loại. Đưa tư tưởng Bác Hồ vào việc giáo dục thế hệ trẻ phải là việc làm chiến lược, thường xuyên, ở mọi cấp học, ở nhiều hình thức.

N.T.T

VNQD
Thống kê
Bài đọc nhiều nhất
Cây thốt nốt quỳ trên núi Tưk-cot

Cây thốt nốt quỳ trên núi Tưk-cot

Tôi được nhiều lần sang Campuchia cùng các đội chuyên trách tìm kiếm, cất bốc, hồi hương hài cốt liệt sĩ quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam hi sinh qua các thời kì chiến tranh... (HỒ KIÊN GIANG)

Nguyên mẫu trong hai truyện vừa đầu tay viết cho thiếu nhi của tôi

Nguyên mẫu trong hai truyện vừa đầu tay viết cho thiếu nhi của tôi

Khi viết cuốn Những tia nắng đầu tiên tôi đã hóa thân vào các em nhỏ học sinh lớp 6 của năm học 1969 - 1970 ở Hà Nội... (LÊ PHƯƠNG LIÊN)

Bà Minh của tôi

Bà Minh của tôi

Sống ở Hà Nội, trở thành một công dân có hộ khẩu đến nay đã hơn hai thập kỉ, nhưng chưa bao giờ tôi có cảm giác mình thuộc về Hà Nội... (ĐỖ BÍCH THÚY)

Đồng đội là nguyên mẫu trong các sáng tác của tôi

Đồng đội là nguyên mẫu trong các sáng tác của tôi

Có nhân vật chỉ là dáng dấp của nguyên mẫu, có nhân vật là nguyên mẫu đã sống và chiến đấu cùng tôi, suốt những năm tháng ở rừng... (VŨ NGỌC THƯ)