Cửa sổ văn nghệ

Thần đồng văn học Nga Mikhail Samarsky đến Việt Nam

Chủ Nhật, 29/12/2013 09:44

Mikhail Samarsky, người được mệnh danh là “Thần đồng Văn học Nga”, tác giả hai cuốn sách được dịch ra tiếng Việt vừa ra mắt tuần trước đã đến Việt Nam giao lưu với độc giả.

Mikhail Samarsky tặng bằng danh dự của quỹ "Những trái tim đang sống" cho dịch giả Phạm Bá Thủy. (Ảnh: Hạnh Minh/Vietnam+)

Sáng ngày 27/12, trong buổi gặp gỡ độc giả đầu tiên tại khách sạn Continetal Thành phố Hồ Chí Minh Mikhail Samarsky đã hào hứng chia sẻ: “Hiện nay tại Matxcova đang lạnh 0 độ C, nhưng hôm qua khi sang đến sân bay Tân Sơn Nhất, khí hậu rất ấm áp và tôi còn bất ngờ hơn khi thấy có hơn 100 bạn trẻ Việt Nam với băng rôn ra đón mình. Từ hôm qua đến giờ được tiếp xúc với người Việt, tôi thấy các bạn thật chân tình, nồng hậu.”
Vẫn với nụ cười cởi mở cậu sinh viên 17 tuổi Mikhail Samarsky tâm sự: “Tôi rất xúc động khi các tác phẩm của tôi được dịch ra một ngôn ngữ rất xa nước Nga. Tiếng Việt là ngôn ngữ thứ 8 và là ngôn ngữ Phương Đông đầu tiên và tôi rất xúc động khi biết hai cuốn sách đầu tiên của tôi được bạn đọc Việt Nam đón nhận nồng nhiệt.”
Cuốn sách đầu tiên của Mikhail Samarsky được viết khi cậu mới 12 tuổi. Hai cuốn sách được dịch sang tiếng Việt có tựa là “Cầu vồng trong đêm - Cho những trái tim đang sống" "Cầu vồng trong đêm - Công thức thiện tâm" là câu chuyện thú vị, cảm động đầy tính nhân văn về chú chó Trison làm công việc dẫn đường cho những người khiếm thị và câu chuyện đó do chính Trison … kể.
Ít ai biết rằng để có thể sống thực sự với cảm xúc của những người khiếm thị, trước khi viết bộ truyện Mikhail từng có ba ngày “cất giấu” đôi mắt của mình bằng dải băng đen bịt mắt để hoàn toàn sống cuộc sống của người khiếm thị.
Trong dịp sang Việt Nam lần này, Mikhail Samarsky đã tự mua 6 chiếc máy tính chuyên dụng dành cho người khiếm thị để làm quà tặng tại Việt Nam.
Chiếc máy tính này của Nhật sản xuất, có cấu hình như một chiếc điện thoại, giá tới 500 USD/chiếc, có thể hỗ trợ người khiếm thị nghe sách, hoặc chuyển văn bản chữ viết thành sách nói.
Chiều nay, trong buổi ghé thăm học sinh khiếm thị tại Trường Phổ thông đặc biệt Nguyễn Đình Chiểu, Mikhail đã tặng trường 3 chiếc máy tính. Sau đó cậu đã tặng Trung tâm Thư viện sách nói Thành phố Hồ Chí Minh 2 chiếc máy tính.
Chiếc máy tính cuối cùng là món quà vô giá mà Mikhail tặng cho nhạc sĩ-ca sĩ khiếm thị Hà Chương, người đã chinh phục Mikhail cùng khán giả bằng những sáng tác và giọng ca mạnh mẽ của mình, trong đó có cả bài “Triệu triệu đóa hồng” quen thuộc của nước Nga.
Cùng với luật sư Konstantin Farber, Mikhail Samarsky đã lập ra Quỹ "Những trái tim đang sống” để làm cầu nối giữa những người cần được giúp đỡ, trong đó có gần 300.000 người khiếm thị tại Nga và những người có điều kiện muốn được giúp đỡ người kém may mắn hơn.
Trong 9 ngày ở Việt Nam, Mikhail Samarsky sẽ đón Năm mới 2014 tại đây và có những buổi giao lưu, ký tặng sách cho bạn đọc.
Tại đêm giao lưu đặc biệt “Hạt Giống Tâm Hồn-Cầu Vồng Trong Đêm” tại Nhà Văn hóa Thanh niên Thành phố Hồ Chí Minh diễn ra tối ngày 2/1/2014 được phát sóng trực tiếp trên HTV1 và BTV, Ban tổ chức sẽ trao tặng 24 học bổng và kỷ niệm chương cho 10 tấm gương Hạt giống Tâm hồn tài năng khiếm thị và các em khiếm thị có ý chí vượt qua hoàn cảnh đặc biệt khó khăn cùng tủ sách nói Hạt giống Tâm hồn dành cho người khiếm thị./.

Nguồn: Hạnh Minh (Vietnam+)

VNQD
Thống kê
Bài đọc nhiều nhất
Bóng thầm mà rực rỡ trên mỗi trang văn

Bóng thầm mà rực rỡ trên mỗi trang văn

Sau những giờ lên lớp về lí thuyết, các ông chia nhau mỗi người kèm mấy học viên sáng tác... (CHÂU LA VIỆT) 

Anh Tựu trong "Vượt lũ"

Anh Tựu trong "Vượt lũ"

Anh Tựu của chúng tôi, ngoài đời là Thầy thuốc Ưu tú, tiến sĩ, dược sĩ chuyên khoa II Trần Tựu... (KIỀU BÍCH HẬU)

Giọt nước mắt mang hình vết thương

Giọt nước mắt mang hình vết thương

Cứ chiều chiều bà xay bột, tối tráng bánh rồi phơi, phơi đến khô thì mang ra chợ, vừa quạt than nướng vừa bán... (VŨ THANH LỊCH)

Tiếng chim bắt cô trói cột

Tiếng chim bắt cô trói cột

Chẳng biết bắt đầu từ đâu, nhưng trong kí ức của một đứa trẻ đôi lần lên núi kiếm củi, bứt lá rừng về lót chuồng cho lợn cho bò, thi thoảng gặp bụi sim chín ửng… thì núi sau lưng làng tôi được bắt đầu từ mé sông... (HỒ MINH TÂM)