Cửa sổ văn nghệ

'Đáy mắt' - Vở múa đáng mong đợi

Thứ Ba, 14/08/2018 15:33
Tác phẩm múa “Đáy mắt” là một vở múa liền cảnh dài hơn một tiếng, thấm nhuần hơi thở múa đương đại, sẽ công diễn vào tối 19/8 tại Nhà hát Lớn Hà Nội.
 
IMG 9910
Các nghệ sĩ múa đang tập luyện tác phẩm “Đáy mắt”

Với các tác phẩm những năm gần đây như “Từ trường” (2012), “Mái nhà” (2016), biên đạo múa Bùi Ngọc Quân cho khán giả thấy sự đa dạng của nghệ thuật múa đương đại. Mới đây, Nhà hát Nhạc Vũ kịch Việt Nam đã mời anh dàn dựng tác phẩm “Đáy mắt”.

Bùi Ngọc Quân là một biên đạo múa giàu kinh nghiệm, sinh sống tại châu Âu 21 năm nay. Đang làm việc ở nhà hát danh giá Les Ballets C de la B (Pháp), anh thường xuyên về chơi Việt Nam vào những dịp hè. “Ấn tượng nhất của tôi ngay khi bước xuống sân bay là sự lộn xộn. Một người từ nước ngoài trở về như tôi sẽ bị choáng ngợp!”, Quân chia sẻ. Thế nhưng, sự lộn xộn anh nhắc đến ở đây không phải điều tiêu cực, mà “vừa hay, vừa dở và mang đến sự tương phản rất thú vị” và nhờ đó có một “nét đẹp riêng”. Trên hết, chính tính hai chiều của chủ đề này đã cho anh những trăn trở để làm tác phẩm lần này.

Ồn ào, chen chúc nhau ở sân bay, trên đường phố, sự “lộn xộn” còn hiện hữu trong cả mối quan hệ bí bức và sự va chạm gay gắt giữa tập thể và cá nhân nằm trong đó. “Mối quan hệ trong gia đình thì gắn bó quá mức, trong khi ngoài xã hội mọi người lại quá thờ ơ với nhau”, Bùi Ngọc Quân suy nghĩ rất nhiều về bản chất cốt lõi của cuộc hỗn độn ngầm này. Nhưng dù nguyên do có nằm ở cá nhân hay tập thể, thì điều đáng báo động nhất là thái độ chấp nhận chung sống với sự lộn xộn đó. “Nếu không quan sát hoặc quá quen thuộc thì sẽ có nhiều thứ vô tình hay cố ý chúng ta sẽ lờ nó đi. Sự tảng lờ ấy chính là đề tài chính mà tôi muốn lấy để làm tác phẩm lần này”, Quân cho biết.

Ý tưởng cho vở múa trước đó tương đối khác biệt. Chủ yếu suy nghĩ và làm việc trong môi trường châu Âu, ban đầu anh suy nghĩ ý tưởng gốc cho tác phẩm với tư cách một người làm nghệ thuật chứ không phải một người Hà Nội. “Nhưng khi bắt đầu nhận được lời mời của Nhà hát Nhạc Vũ kịch Việt Nam, tôi đã bỏ thời gian suy nghĩ nhiều hơn về việc thực hiện một cái gì đó liên quan đến xã hội này, thành phố này, nơi tôi đã sinh ra và lớn lên và vẫn gắn bó chặt chẽ”.

Thấm nhuần hơi thở múa đương đại, một tác phẩm Bùi Ngọc Quân xây dựng thường dài ít nhất là 40 phút và lâu nhất có thể đến 1 tiếng rưỡi. Độ dài “ngoại lệ”, cùng tư duy làm việc ít thiên về kỹ thuật nhưng đặt nặng tính cá nhân của bản thân mỗi vũ công khi biểu diễn khiến cho quá trình bốn tuần tập luyện diễn ra tương đối khó khăn. Bảy diễn viên múa tham gia tác phẩm lần đầu không còn làm việc theo phong cách “đạo diễn bảo sao làm vậy” mà phải tự đi tìm tiếng nói cho riêng mình, học cách hiểu nội tâm và điều khiển cơ thể phản ánh được tính nội tâm đó. Đồng thời, các nữ nghệ sĩ cũng phải rèn luyện thể lực tương đối gắt gao để đáp ứng được nhu cầu của vở diễn.

Là sự giao thoa giữa một nhà hát dày dặn lịch sử, một biên đạo múa giàu kinh nghiệm và một phong cách nghệ thuật đương đại rất tươi mới, “Đáy mắt” hứa hẹn sẽ là một vở múa đáng mong đợi nhất của tháng 8 này.

Nguồn: Cổng TTĐT Chính phủ

VNQD
Thống kê
Bài đọc nhiều nhất
Vòng quay ra con số vòng xoay ra phận đời

Vòng quay ra con số vòng xoay ra phận đời

Tôi nhớ cho đến đầu năm lớp 9, một đêm Dưỡng đạp xe qua nhà tôi cho lại bộ sách rất mới. Dưỡng bảo nghỉ học. Chỉ vậy thôi rồi Dưỡng đi... (TỐNG PHƯỚC BẢO)

Cây thốt nốt quỳ trên núi Tưk-cot

Cây thốt nốt quỳ trên núi Tưk-cot

Tôi được nhiều lần sang Campuchia cùng các đội chuyên trách tìm kiếm, cất bốc, hồi hương hài cốt liệt sĩ quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam hi sinh qua các thời kì chiến tranh... (HỒ KIÊN GIANG)

Nguyên mẫu trong hai truyện vừa đầu tay viết cho thiếu nhi của tôi

Nguyên mẫu trong hai truyện vừa đầu tay viết cho thiếu nhi của tôi

Khi viết cuốn Những tia nắng đầu tiên tôi đã hóa thân vào các em nhỏ học sinh lớp 6 của năm học 1969 - 1970 ở Hà Nội... (LÊ PHƯƠNG LIÊN)

Bà Minh của tôi

Bà Minh của tôi

Sống ở Hà Nội, trở thành một công dân có hộ khẩu đến nay đã hơn hai thập kỉ, nhưng chưa bao giờ tôi có cảm giác mình thuộc về Hà Nội... (ĐỖ BÍCH THÚY)