Cửa sổ văn nghệ

"Mùa hè bất tận"

Thứ Hai, 17/05/2021 11:32

Kéo dài từ nay đến ngày 13/6, Trưng bày nghệ thuật cá nhân “Mùa hè bất tận" của nghệ sĩ trẻ Đỗ Trọng Quý mở cửa tự do (đảm bảo an toàn cho người đến tham quan) tại 136 Hàng Trống, Hà Nội.

Các tác phẩm lấy cảm hứng từ những câu đùa dí dỏm, những bức tranh khổ lớn của Đỗ Trọng Quý là những cảnh trí khôi hài, phảng phất sự châm biếm về những tai ương trần tục cõi đời người.
Trong một năm trở lại đây, Đỗ Trọng Quý lồng ghép hình ảnh từ bộ sưu tập đồ chơi của mình (ô tô, thuyền, động vật và người tí hon) vào phong cảnh đồ gia dụng, từ đó tạo ra những cuộc gặp gỡ kịch tính trong thế giới hình vẽ đầy biến chuyển.
Trong “Mùa hè bất tận", người nghệ sĩ đã chọn cái khẳng định của cuộc sống thường nhật để xem xét kỹ lưỡng những đồ vật nhỏ bé, để kể lối khác cho những câu chuyện đã xói mòn.
Đỗ Trọng Quý (sinh năm 1994, Hà Nội) Tốt nghiệp trung cấp Cao Đẳng Nghệ Thuật Hà Nội sau đó theo học và tốt nghiệp khoa hội hoạ đại học Mỹ Thuật Việt Nam khoá 57 năm 2020. Anh bắt đầu cộng tác cùng Đông Phong Gallery khi còn đang học năm thứ 3. Triển lãm ‘Mùa hè bất tận’ là những sáng tác mới nhất của Quý được hoàn thành trong hơn 1 năm vừa qua, mô tả những trải nghiệm cảm xúc của anh thông qua những món đồ chơi vô tri vô giác.
PV
VNQD
Thống kê
Bài đọc nhiều nhất
Những người phụ nữ của Eliot trong "Vùng đất hoang"

Những người phụ nữ của Eliot trong "Vùng đất hoang"

Xuất bản lần đầu cách đây 100 năm trên tạp chí văn học Criterion, trường ca dài 434 dòng của Eliot ngay lập tức nổi tiếng... (BÌNH NGUYÊN)

Nỗi khắc khoải  khi môi trường bị bức hại

Nỗi khắc khoải khi môi trường bị bức hại

Những nhân vật, tất nhiên, được khúc xạ để khi bước vào tác phẩm khiến độc giả cảm thấy sự khác lạ, hấp dẫn, thông qua việc “làm mới” bằng cách dồn vài tính cách vào một để họ trở thành nhân vật điển hình của cuốn sách... (NGUYỄN VĂN HỌC)

Tiếng cười ngân dài từ tuổi thơ mình vọng lại

Tiếng cười ngân dài từ tuổi thơ mình vọng lại

Với con gái của nhạc sĩ Phạm Tuyên, các tác phẩm của ông viết cho thiếu nhi chính là câu chuyện cuộc đời của chị. Thế nhưng, hoá ra, đó cũng lại là câu chuyện cuộc đời của mỗi chúng tôi, những đứa trẻ sinh ra vào cuối chiến tranh và lớn lên qua thời bao cấp.

Bố tôi từ cuộc đời bước vào trang thơ

Bố tôi từ cuộc đời bước vào trang thơ

Những điệu chèo, câu văn của cha ông từ nghìn xưa đã thấm vào tôi từ tấm bé, để sau này lớn lên tôi làm thơ, những câu thơ lục bát mang âm hưởng hát chèo, hát văn thật lấp lánh và rõ rệt vô cùng... (HOÀNG ANH TUẤN)