Cửa sổ văn nghệ

Triển lãm Búp Bê Truyền thống Nhật Bản

Thứ Tư, 08/07/2020 09:07

Từ ngày 11/7 đến 10/8, Trung tâm Giao lưu Văn hóa Nhật Bản tại Việt Nam tổ chức Triển lãm Búp Bê Truyền thống Nhật Bản tại 27 Quang Trung, Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Poster giới thiệu chương trình.

Triển lãm trưng bày 32 tác phẩm búp bê truyền thống mô tả sự yểu điệu của các thiếu nữ Nhật Bản trong trang phục Kimono, hay đặc tả các nhân vật phổ biến trong kịch Noh và Kabuki của Nhật Bản. Ngoài ra còn có búp bê đất sét và một số loại hình búp bê phổ biến tại Nhật Bản.

Đây là lần thứ hai, Trung tâm Giao lưu Văn hóa Nhật Bản tại Việt Nam tổ chức triển lãm nhằm tiếp nối  thành công của triển lãm năm 2013 với hơn 4.000 lượt khách tham quan.

Búp bê đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của người dân Nhật Bản từ thời cổ đại. Búp bê Nhật Bản phản ánh tập tục văn hóa của Nhật Bản, nguyện vọng của người dân nơi đây cũng như quan niệm tín ngưỡng riêng biệt đã được phát triển qua nhiều thế kỷ dưới các loại hình khác nhau. Búp bê Nhật Bản được phân chia thành nhiều nhóm khác nhau tùy theo kỹ năng và vật liệu được sử dụng để làm ra chúng, cũng như chủ đề và hình dạng của các con búp bê. Với người Nhật, búp bê không chỉ đơn thuần là một vật trang trí mà là một người bạn tâm tình, đại diện cho cảm xúc của chủ nhân. Vì vậy, đa phần búp bê truyền thống Nhật Bản mang rất nhiều các sắc thái biểu cảm và cử chỉ, thể hiện sự tài tình của những nghệ nhân làm búp bê.

Trong buổi khai mạc, từ 10 giờ ngày 11/7, Ban tổ chức có thêm hoạt động mặc thử Yukata (trang phục truyền thống mùa hè Nhật Bản) và hoạt động gấp giấy nghệ thuật Origami.

PV

VNQD
Thống kê
Bài đọc nhiều nhất
Bóng thầm mà rực rỡ trên mỗi trang văn

Bóng thầm mà rực rỡ trên mỗi trang văn

Sau những giờ lên lớp về lí thuyết, các ông chia nhau mỗi người kèm mấy học viên sáng tác... (CHÂU LA VIỆT) 

Anh Tựu trong "Vượt lũ"

Anh Tựu trong "Vượt lũ"

Anh Tựu của chúng tôi, ngoài đời là Thầy thuốc Ưu tú, tiến sĩ, dược sĩ chuyên khoa II Trần Tựu... (KIỀU BÍCH HẬU)

Giọt nước mắt mang hình vết thương

Giọt nước mắt mang hình vết thương

Cứ chiều chiều bà xay bột, tối tráng bánh rồi phơi, phơi đến khô thì mang ra chợ, vừa quạt than nướng vừa bán... (VŨ THANH LỊCH)

Tiếng chim bắt cô trói cột

Tiếng chim bắt cô trói cột

Chẳng biết bắt đầu từ đâu, nhưng trong kí ức của một đứa trẻ đôi lần lên núi kiếm củi, bứt lá rừng về lót chuồng cho lợn cho bò, thi thoảng gặp bụi sim chín ửng… thì núi sau lưng làng tôi được bắt đầu từ mé sông... (HỒ MINH TÂM)