Cửa sổ văn nghệ

Sách song ngữ về trang phục cổ Việt

Thứ Tư, 03/06/2020 10:37
“Dệt nên triều đại” - cuốn sách song ngữ đầu tiên khái quát về cổ phục Việt thời Lê Sơ vừa ra mắt công chúng với mong muốn mang lại tư liệu dễ tiếp cận và sử dụng cho những người muốn tìm hiểu về cổ phục Việt Nam.

Cuốn sách "Dệt nên triều đại"

Nội dung cuốn sách được chia thành các chương dựa theo từng loại trang phục như áo Giao lĩnh, áo Viên lĩnh, áo Đối khâm… cùng với đó là cấu tạo của trang phục cũng như hướng dẫn cách mặc trang phục từng bước chi tiết. “Khi nhắc đến Việt Nam, bạn bè quốc tế và thậm chí rất nhiều người Việt dường như chỉ biết tới chiến tranh mà không phải điều gì khác. Sự thực đó khiến chúng tôi không khỏi chạnh lòng, bởi một nền văn hóa dân tộc rực rỡ có bề dày nghìn năm ở Á châu lại được định nghĩa bằng một cuộc chiến xảy ra cách nay chưa lâu. Trăn trở đó đã thôi thúc chúng tôi mày mò và tìm cách quảng bá nền văn hóa lâu đời của Việt Nam, thông qua từng khía cạnh, bắt đầu từ ăn mặc” - nhóm tác giả tâm sự.

Đây cũng là một cơ hội tuyệt vời để khẳng định trang phục truyền thống Việt Nam không chỉ bao gồm áo dài, người Việt cũng như cộng đồng thế giới cần mở lòng đón nhận những bộ trang phục như áo Giao lĩnh, áo Viên lĩnh... là nét đặc trưng vốn có trong trang phục Việt cổ xưa.

“Dệt nên triều đại” do tổ chức Vietnam Centre (VNC) thực hiện, muốn kể câu chuyện xây dựng “nhận dạng” của quốc gia dân tộc thông qua câu chuyện bề nổi là dệt và may. Tác phẩm được xuất bản song ngữ Việt - Anh với hy vọng không chỉ người Việt Nam, mà còn cả từ bạn bè quốc tế - những người nước ngoài yêu thích và mong muốn tìm hiểu về lịch sử Việt Nam cũng có thể tiếp cận nét đẹp văn hóa, trang phục cổ của người Việt xưa.

Nguồn: Đại biểu nhân dân 

VNQD
Thống kê
Bài đọc nhiều nhất
Cây thốt nốt quỳ trên núi Tưk-cot

Cây thốt nốt quỳ trên núi Tưk-cot

Tôi được nhiều lần sang Campuchia cùng các đội chuyên trách tìm kiếm, cất bốc, hồi hương hài cốt liệt sĩ quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam hi sinh qua các thời kì chiến tranh... (HỒ KIÊN GIANG)

Nguyên mẫu trong hai truyện vừa đầu tay viết cho thiếu nhi của tôi

Nguyên mẫu trong hai truyện vừa đầu tay viết cho thiếu nhi của tôi

Khi viết cuốn Những tia nắng đầu tiên tôi đã hóa thân vào các em nhỏ học sinh lớp 6 của năm học 1969 - 1970 ở Hà Nội... (LÊ PHƯƠNG LIÊN)

Bà Minh của tôi

Bà Minh của tôi

Sống ở Hà Nội, trở thành một công dân có hộ khẩu đến nay đã hơn hai thập kỉ, nhưng chưa bao giờ tôi có cảm giác mình thuộc về Hà Nội... (ĐỖ BÍCH THÚY)

Đồng đội là nguyên mẫu trong các sáng tác của tôi

Đồng đội là nguyên mẫu trong các sáng tác của tôi

Có nhân vật chỉ là dáng dấp của nguyên mẫu, có nhân vật là nguyên mẫu đã sống và chiến đấu cùng tôi, suốt những năm tháng ở rừng... (VŨ NGỌC THƯ)