Dòng chảy

Chuẩn bị tổ chức hội thảo về Chiến thắng Thượng Lào 1953

Thứ Tư, 05/04/2023 17:00

Ngày 5/4, họp báo thông tin về Hội thảo khoa học cấp Bộ Quốc phòng với chủ đề “Chiến thắng Thượng Lào 1953 - Ý nghĩa và bài học kinh nghiệm” đã diễn ra tại Hà Nội.

Họp báo do Bộ Quốc phòng phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Sơn La tổ chức. Theo đó, Hội thảo dự kiến tiến hành vào ngày 13/4 tại tỉnh Sơn La.

Phát biểu tại họp báo, Phó Cục trưởng Cục Tuyên huấn Đại tá Trần Ngọc Anh cho biết, Ban tổ chức đã nhận được 77 tham luận, gồm: 5 bài khung, 71 báo cáo và 1 ý kiến nhân chứng lịch sử. Các tham luận được nghiên cứu công phu, nghiêm túc, đảm bảo chất lượng, khoa học, bám sát nội dung chủ đề Hội thảo. Phó Cục trưởng Cục Tuyên huấn cũng nêu rõ, Hội thảo được tổ chức nhằm khẳng định, làm sáng tỏ tầm nhìn chiến lược, sự lãnh đạo, chỉ đạo đúng đắn, sáng tạo của Trung ương Đảng Lao động Việt Nam và Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, trực tiếp là Tổng Quân ủy và Bộ Tổng Tư lệnh, đã nhạy bén nắm bắt tình hình, phối hợp với Chính phủ Kháng chiến Lào mở Chiến dịch Thượng Lào 1953.

Đồng thời, Hội thảo cũng làm rõ bối cảnh lịch sử, âm mưu thủ đoạn của thực dân Pháp; đường lối, chủ trương, lãnh đạo, chỉ đạo và chỉ huy điều hành tác chiến chiến dịch đúng đắn, sáng tạo của Trung ương Đảng; diễn biến và sự phát triển của nghệ thuật quân sự Việt Nam trong chiến dịch Thượng Lào; sự đóng góp của lực lượng vũ trang, đồng bào dân tộc hai nước Việt Nam - Lào trong chiến dịch Thượng Lào; tầm vóc, ý nghĩa và những bài học kinh nghiệm của chiến dịch Thượng Lào 1953; sự vận dụng và phát huy những bài học kinh nghiệm.

Qua đó, rút ra những bài học, phát triển lí luận nghệ thuật quân sự Việt Nam vận dụng vào sự nghiệp xây dựng quân đội; củng cố quốc phòng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, góp phần nâng cao hiệu quả công tác giáo dục truyền thống, công tác đào tạo, huấn luyện chiến đấu trong các học viện, nhà trường, cơ quan, đơn vị toàn quân; khơi dậy, bồi đắp tinh thần yêu nước của quân và dân cả nước.

Phó Viện trưởng Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, Đại tá Nguyễn Văn Sáu cho biết, đây là lần đầu tiên Bộ Quốc phòng tổ chức hội thảo về Chiến dịch Thượng Lào 1953. Cơ cấu hội thảo gồm 3 phần nội dung chính: Phần thứ nhất về những vấn đề chung với 19 bài. Phần thứ hai làm sáng rõ quan điểm Chiến dịch Thượng Lào 1953 là một biểu tượng của Liên minh đoàn kết chiến đấu Việt Nam - Lào trong kháng chiến chống thực dân Pháp (34 bài). Phần thứ ba tập trung khẳng định tầm vóc, ý nghĩa và bài học kinh nghiệm (20 bài). Hội thảo sẽ có sự tham gia của gần 450 đại biểu là chuyên gia, nhà khoa học, nhân chứng lịch sử, sinh viên...

"Nhiều bài viết đã cung cấp thêm tư liệu, tài liệu mới, với nhãn quan chính trị và tư duy mới; có sự phân tích sâu, góp phần khẳng định thắng lợi trong lãnh đạo, chỉ đạo Chiến dịch Thượng Lào năm 1953, trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp" - Đại tá Trần Ngọc Anh chia sẻ.

Bên lề hội thảo còn có các hoạt động như thăm, tặng quà một số gia đình chính sách tại thành phố Sơn La (tỉnh Sơn La); dâng hoa Tượng đài "Bác Hồ với đồng bào Tây Bắc" và dâng hương Đền thờ Bác Hồ (Quảng trường Tây Bắc, phường Chiềng Cơi, thành phố Sơn La); viếng Nghĩa trang Liệt sĩ Nhà tù Sơn La và dâng hương tại Nhà tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ Nhà tù Sơn La (Đồi Khau Cả, phường Tô Hiệu, thành phố Sơn La).

THU OANH

VNQD
Thống kê
Bài đọc nhiều nhất
Bóng thầm mà rực rỡ trên mỗi trang văn

Bóng thầm mà rực rỡ trên mỗi trang văn

Sau những giờ lên lớp về lí thuyết, các ông chia nhau mỗi người kèm mấy học viên sáng tác... (CHÂU LA VIỆT) 

Anh Tựu trong "Vượt lũ"

Anh Tựu trong "Vượt lũ"

Anh Tựu của chúng tôi, ngoài đời là Thầy thuốc Ưu tú, tiến sĩ, dược sĩ chuyên khoa II Trần Tựu... (KIỀU BÍCH HẬU)

Giọt nước mắt mang hình vết thương

Giọt nước mắt mang hình vết thương

Cứ chiều chiều bà xay bột, tối tráng bánh rồi phơi, phơi đến khô thì mang ra chợ, vừa quạt than nướng vừa bán... (VŨ THANH LỊCH)

Tiếng chim bắt cô trói cột

Tiếng chim bắt cô trói cột

Chẳng biết bắt đầu từ đâu, nhưng trong kí ức của một đứa trẻ đôi lần lên núi kiếm củi, bứt lá rừng về lót chuồng cho lợn cho bò, thi thoảng gặp bụi sim chín ửng… thì núi sau lưng làng tôi được bắt đầu từ mé sông... (HỒ MINH TÂM)