Dòng chảy

Vẻ đẹp áo dài Việt Nam trong con mắt người nước ngoài

Chủ Nhật, 26/01/2025 06:00

Tôn vinh vẻ đẹp truyền thống của dân tộc

Trang phục truyền thống của mỗi quốc gia đều ẩn chứa những tinh hoa văn hóa đặc sắc, khơi gợi cảm xúc, mong muốn khám phá của khách du lịch khi đặt chân đến một đất nước. Hàn Quốc có hanbok, Nhật Bản có kimono, Scotland có váy kilt... Việt Nam có tà áo dài duyên dáng.

Trong ngôn ngữ tiếng Anh, “áo dài” là cụm từ không phiên dịch ra bằng từ ngữ tiếng Anh khác có nghĩa tương đương để thay thế. Điều đó có thể khẳng định “chủ quyền” của trang phục này là của người Việt. Từ xưa đến nay, trong tâm thức người Việt Nam và trong mắt bạn bè quốc tế áo dài truyền thống được xem là quốc phục, là một biểu tượng chứa đựng tinh hoa - văn hoá của dân tộc Việt.

Hình ảnh áo dài Việt Nam khi tết đến, xuân về.

Dù ở bất kì nơi đâu, áo dài luôn là đại diện cho vẻ đẹp của người phụ nữ Việt, của văn hóa Việt Nam. Có lẽ, chính vì điều đó, phụ nữ Việt Nam ở nước ngoài luôn trân trọng và gìn giữ, đồng thời tôn vinh tà áo dài như một cách để quảng bá Việt Nam với bạn bè quốc tế. Từ nguyên thủ quốc gia, các nhà ngoại giao, quan chức cho đến người nổi tiếng nếu có dịp ra nước ngoài đều sẽ lựa chọn trang phục là áo dài. Đặc biệt, với kiều bào sống xa quê hương, áo dài luôn là trang phục trong những ngày đặc biệt như lễ, Tết, cưới hỏi… Chính sự nâng niu, trân trọng ấy đã giúp đưa hình ảnh áo dài trở nên thật đặc biệt trong mắt bạn bè quốc tế.

Jumiko (30 tuổi, người Nhật) cho biết, cô về Việt Nam du lịch ba lần. Một lần vào mùa hè; hai lần vào dịp sau Tết nguyên đán. Cô thấy ở Việt Nam, không khí năm mới kéo dài ngay cả khi hết tết. Và dịp đầu năm, cô rất ấn tượng khi thấy mọi người, từ các em nhỏ, đến những người trẻ tuổi,… mặc áo dài đi chơi, chụp ảnh trên phố phường. Cô thấy áo dài thật đẹp và duyên dáng với nhiều màu sắc. Cô cũng mua một chiếc áo dài để làm kỉ niệm và mua tặng mẹ một chiếc.

Thuỳ Linh (22 tuổi, du học sinh Úc) cho biết, cứ mỗi khi trường học có lễ hội cô đều chọn áo dài làm trang phục. “Mỗi năm trường tôi có khoảng 5 lễ hội lớn, các bạn thường lựa chọn váy dạ hội, còn riêng tôi thì chọn trang phục dân tộc là áo dài. Áo dài vừa là trang phục tôn vinh vẻ đẹp của phụ nữ, vừa quảng bá hình ảnh đến bạn bè trong trường. Và bạn bè nhìn thấy tôi mặc áo dài, đều khen và bày tỏ ánh mắt trân trọng”.

Thuỳ Linh

Dajana Hoxhaj (24 tuổi), du khách đến từ Albania, rất yêu Tết, yêu cách các gia đình quây quần với nhau và cảm thấy thích thú khi được hòa vào không khí ấm áp của ngày lễ này. Cô cho biết: “Tôi rất thích áo dài, đây là một trang phục đặc biệt nên khi mặc nhìn ai cũng sang trọng như hoàng tộc. Trong hơn 2 năm sống tại Việt Nam, số lần tôi mặc áo dài thậm chí còn nhiều hơn trang phục truyền thống của nước mình”.

Dajana Hoxhaj

Gianluca Ardiani (41 tuổi), du khách Italy chụp ảnh tại chùa Kim Liên, Hà Nội. Năm nay là lần đầu tiên anh mặc áo dài và cảm thấy mình như một hoàng tử đến từ quá khứ. "Tôi thấy hài hước khi mọi người trên đường nhìn chằm chằm vào tôi, một khách Tây mặc áo dài, có lẽ họ thấy lạ. Tết là một dịp đặc biệt, sau một thời gian sống ở Việt Nam, tôi đã hiểu tại sao mọi người thường nói câu 'Vui như Tết'", Ardiani cho hay.

Gianluca Ardiani

Du khách Đức, Anna Wilters (24 tuổi) khoe ảnh chụp áo dài tại vườn sen hồ Tây (Hà Nội). Cô cho rằng áo dài thú vị bởi thiết kế như một chiếc váy dài với quần bên dưới. “Với áo dài, bạn có thể thoải mái kết hợp nhiều kiểu áo và quần khác nhau. Tôi nghĩ đây là một trong những trang phục truyền thống độc đáo nhất thế giới mà người Việt Nam nên tự hào”, Anna chia sẻ.

Anna Wilters

Có thể thấy, trong mắt bạn bè quốc tế, nhìn thấy áo dài là nhớ ngay đến con người, văn hoá Việt Nam. Trong mắt họ, áo dài là đại diện xuất sắc của Việt Nam trong làng thời trang quốc tế. Natasha Crnjac, du khách người Mĩ đã có dịp đến du lịch Việt Nam chia sẻ cô rất yêu thích áo dài và ngưỡng mộ vẻ đẹp kín đáo nhưng sang trọng mà áo dài mang lại.

Festival áo dài tại Việt Nam

Hằng năm, ở nhiều thành phố lớn trên đất nước Việt Nam đều tổ chức Festival Áo dài: Hà Nội, Hồ Chí Minh, Huế, Đà Nẵng…

Hà Nội là nơi hội tụ tinh hoa và cũng là vùng đất dành cho sự sáng tạo của các nhà thiết kế. Festival Áo dài là cơ hội để các nhà thiết kế thời trang, nghệ nhân, nghệ sĩ và những người yêu Hà Nội… cống hiến trí tuệ, công sức của mình để giới thiệu tới nhân dân cả nước và bạn bè quốc tế những nét đẹp truyền thống, tài hoa của con người Việt Nam. Áo dài đã đi vào lịch sử, truyền thống của Việt Nam. Con người Việt Nam đã luôn luôn gắn kết với cả áo dài không chỉ phụ nữ mà cả đàn ông, thanh niên, người già.

Người nước ngoài mặc trang phục truyền thống tết cổ truyền Việt Nam tại Festival áo dài.

Chiếc áo dài không đơn giản là một bộ trang phục mà còn kể một câu chuyện văn hóa. Vẻ đẹp Việt Nam luôn gắn liền với tà áo dài truyền thống và cũng là câu chuyện kể không bao giờ dứt bởi giá trị lịch sử của chiếc áo dài tạo ra những giá trị tiếp nối cho mọi thời đại, đồng thời góp phần trong việc xây dựng và tạo ra những giá trị mới, tinh thần mới cho những chiếc áo dài Việt Nam. Đối với nhiều người nước ngoài, hình ảnh chiếc áo dài cũng đã trở nên quen thuộc. Với họ, chiếc áo dài là trang phục của dân tộc Việt đẹp, độc đáo và lịch sự. 

Các diễn viên trong phim "Cô Ba Sài Gòn" của Ngô Thanh Vân diện áo dài tại họp báo.

Ra đời từ thế kỉ XVII, áo dài là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam, chứa đựng trong đó tinh hoa, tâm hồn, tính cách của người Việt Nam. Dẫu trải qua nhiều thăng trầm và đến nay, chiếc áo dài vẫn giữ nguyên giá trị trong đời sống văn hóa và tinh thần trong xã hội Việt Nam. Chiếc áo dài không đơn giản chỉ là một bộ trang phục. Với người phụ nữ Việt Nam, áo dài chứa đựng rất nhiều ý nghĩa trong từng đường nét. Áo dài Việt Nam là một biểu hiện mang bản sắc và tinh thần của Việt Nam. Chiếc áo dài biểu hiện bản sắc tinh thần Việt Nam với vẻ đẹp trang nhã, thanh lịch, mảnh mai nhưng lại mạnh mẽ như một niềm kiêu hãnh của người Việt.

MINH NGỌC (tổng hợp)

 

VNQD
Thống kê
Bài đọc nhiều nhất
Bóng thầm mà rực rỡ trên mỗi trang văn

Bóng thầm mà rực rỡ trên mỗi trang văn

Sau những giờ lên lớp về lí thuyết, các ông chia nhau mỗi người kèm mấy học viên sáng tác... (CHÂU LA VIỆT) 

Anh Tựu trong "Vượt lũ"

Anh Tựu trong "Vượt lũ"

Anh Tựu của chúng tôi, ngoài đời là Thầy thuốc Ưu tú, tiến sĩ, dược sĩ chuyên khoa II Trần Tựu... (KIỀU BÍCH HẬU)

Giọt nước mắt mang hình vết thương

Giọt nước mắt mang hình vết thương

Cứ chiều chiều bà xay bột, tối tráng bánh rồi phơi, phơi đến khô thì mang ra chợ, vừa quạt than nướng vừa bán... (VŨ THANH LỊCH)

Tiếng chim bắt cô trói cột

Tiếng chim bắt cô trói cột

Chẳng biết bắt đầu từ đâu, nhưng trong kí ức của một đứa trẻ đôi lần lên núi kiếm củi, bứt lá rừng về lót chuồng cho lợn cho bò, thi thoảng gặp bụi sim chín ửng… thì núi sau lưng làng tôi được bắt đầu từ mé sông... (HỒ MINH TÂM)