Ống kính nhà văn

65 năm lưu dấu bút các thế hệ nhà văn

Thứ Bảy, 22/01/2022 10:00

Hòa cùng dòng chảy thời gian giữa không khí rộn rã của mùa xuân đất nước đang đến, Tạp chí Văn nghệ Quân đội - Tờ báo văn nghệ của người lính đã tổ chức lễ kỉ niệm 65 năm ngày ra số đầu tiên, cũng là buổi sơ kết cuộc thi thơ 2021-2022 và trao tặng thưởng năm 2021. Do tình hình dịch bệnh nên buổi lễ được tổ chức trong quy mô nhỏ ấm áp, tại toà soạn số 4 - Lý Nam Đế, Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Trải qua 65 năm kiên định với tôn chỉ mục đích đăng tải các sáng tác, nghiên cứu phê bình văn học góp phần bồi dưỡng phẩm chất tâm hồn người lính, xây dựng con người mới trong Quân đội, Tạp chí Văn nghệ Quân đội đã phát hiện, nâng đỡ được nhiều tài năng văn nghệ cả trong và ngoài nước. Những trang viết đăng tải trên Tạp chí Văn nghệ Quân đội trong 65 năm qua đã đi vào đời sống của cán bộ, chiến sĩ và nhân dân góp phần to lớn trong cổ vũ động viên tinh thần kháng chiến cứu nước và xây dựng Quân đội, đất nước trong thời kì mới. Rất nhiều những tên tuổi, những nghệ sĩ tài hoa đã gắn liền với ngôi nhà số 4 thân thương. Với bề dày truyền thống của mình Tạp chí Văn nghệ Quân đội đã được Đảng, Nhà nước, Quân đội trao tặng nhiều phần thưởng cao quý và trở thành niềm tự hào của nền văn học nghệ thuật Quân đội. 

65 năm trôi qua dù bất cứ hoàn cảnh nào Tạp chí cũng luôn kiên định bám sát mục đích tôn chỉ của mình, nó gắn liền với tên tuổi đội ngũ các tác giả cả trong và ngoài Quân đội.
Gốc đại già là chứng nhân cho các thế hệ văn nghệ sĩ gắn bó với ngôi nhà số 4 thân thương.
Tại buổi lễ kỉ niệm Đại tá, Nhà văn Nguyễn Bình Phương, Tổng Biên tập Tạp chí Văn nghệ Quân đội đã khái lược lịch sử và tri ân những người đã tạo dựng, đồng hành cùng Tạp chí trong suốt 65 năm qua.

Nếu cần tìm chân dung người chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam sát thực nhất, sống động nhất, không đâu hơn là tìm ở những trang viết trên Tạp chí Văn nghệ Quân đội. Từ hình ảnh mộc mạc, chất phác nhưng không kém vẻ hào quang lãng mạn của anh vệ quốc đoàn tới hình ảnh lẫm liệt của anh giải phóng quân Việt Nam, anh Bộ đội Cụ Hồ… tất cả đều hành quân qua những sáng tác đăng tải trên Văn nghệ Quân đội. Và điều quan trọng là chân dung ấy được khắc hoạ bởi đội ngũ tên tuổi, những nghệ sĩ tài năng xuất sắc nhất. Đó là những điều người đứng đầu Tạp chí Văn nghệ Quân đội khẳng định tại buổi lễ.
Nhà văn Nguyễn Trí Huân bồi hồi khi trở về ngôi nhà cũ nơi ông đã gắn bó và dành nhiều tâm huyết. Ông cũng là người giữ cương vị Tổng Biên tập Văn nghệ Quân đội thời gian dài nhất - 14 năm. 
Các đại biểu, nhà văn tới tham dự, chung vui cùng Tạp chí.
Nhà văn Y Ban "hóa trang" rất cẩn mật để đề phòng Covid. Chị cũng là nhà văn được Văn nghệ Quân đội "đóng dấu" văn tài. Cái tên Y Ban cũng là do nhà văn Nguyễn Trí Huân - Tổng Biên tập Văn nghệ Quân đội khi ấy -  gợi ý để chị chọn làm bút danh cho mình. 

Bằng chứng nhận giải thưởng truyện ngắn của Văn nghệ Quân đội 30 năm trước vẫn được nhà văn Y Ban giữ gìn cẩn thận và  màu mực còn chưa phai mờ. Hơn ba mươi năm qua chị vẫn luôn cộng tác và đồng hành cùng Tạp chí văn nghệ của những người lính. 
Tiến sĩ ngôn ngữ Đỗ Anh Vũ luôn thân thiện và tươi rói khi đến Tạp chí Văn nghệ Quân đội.
Trong đánh giá sơ kết cuộc thi thơ năm 2021-2022 Nhà thơ Đoàn Văn Mật, Trưởng ban Thơ Tạp chí Văn nghệ Quân đội cho biết: Tạp chí nhận được hàng ngàn sáng tác thơ của các tác giả trong và ngoài nước gửi về dự thi, trên 300 bài thơ của hơn 200 tác giả có chất lượng và bám sát đề tài đã được đăng tải trên Văn nghệ Quân đội
Cuộc thi thơ lần này đã thu hút được nhiều tác giả ở mọi lứa tuổi cho thấy sức hút và sự quan tâm của các tác giả cho cuộc thi.
Cũng tại buổi lễ Tạp chí Văn nghệ Quân đội trao tặng thưởng cho các tác giả có các tác phẩm xuất sắc trong năm. Đó là: tác giả Huy Phạm với chùm truyện ngắn Một bánh bao mà có tới hai trứng cút, Hà Lan, Một phiên toà, Mùa hè; tác giả Nguyễn Hội với chùm bút kí Biên cương trong màu nước, Lính biên phòng Long An chống dịch; Dịch giả Châu Hải Đường với các dịch phẩm Chợ cá, Tô Bảy Đồng, Mắt Xanh và Trương Tượng Đất; tác giả Lê Thị Hường với bài viết Mĩ cảm về cái già trong văn chương; hoạ sĩ Nguyễn Đăng Phú với các minh hoạ trong năm; tác giả Ngô Thuận Phát với chùm bài về giải Booker 2021.
Thượng tá, nhà văn Phạm Duy Nghĩa trao tặng phẩm cho họa sĩ Nguyễn Đăng Phú tại buổi lễ.
Tại buổi lễ, Đồn trưởng Đồn biên phòng Long An Nguyễn Hội - tác giả được trao tặng thưởng Bút kí năm 2021, chia sẻ, Văn nghệ Quân đội là món quà tinh thần, là kho tư liệu vô cùng quý giá với những người lính cũng như cá nhân tác giả. Hơn 18 năm công tác ở vùng biên phía Nam của Tổ quốc, tác giả đã trải qua và thấu hiểu được đời sống của bộ đội biên phòng với những nhiệm vụ, trách nhiệm được giao cũng như những tâm tư tình cảm rất con người. Được sự động viên khích lệ của Văn nghệ Quân đội tác giả Nguyễn Hội đã viết về mảnh đất vùng biên và những đồng đội thân quý của mình một cách sâu sắc nhất.
Lễ kỉ niệm cũng là dịp để các nhà văn gặp gỡ hàn huyên văn chương sau thời gian dài phải cách li do dịch bệnh.
Một số nhà văn tranh thủ kí tặng sách cho bạn văn.

Các nhà thơ bên lề buổi lễ.
Nhà văn Nỗi buồn chiến tranh vẫn lặng lẽ như mọi khi.
Nhà thơ Nguyễn Thị Kim Nhung trong vai trò dẫn khách... thơ.
Nhà phê bình Nguyễn Hoài Nam.
Trao đổi thời Covid.
Nhà thơ Vương Trọng với tâm trạng bồi hồi khi trở lại Nhà số 4.
Đội ngũ họa sĩ, những người làm đẹp cho Tạp chí Văn nghệ Quân đội.
Phát huy truyền thống các thế hệ đi trước để lại, toàn thể cán bộ công nhân viên đang công tác tại Tạp chí Văn nghệ Quân đội luôn nhận thức rằng, phải không ngừng nâng cao chất lượng tạp chí để gìn giữ xây đắp thương hiệu Văn nghệ Quân đội ngày càng bền vững hơn, đáp ứng phù hợp với sự phát triển của thời cuộc cũng như sự tin cậy của bạn đọc.
Tổ chức và thực hiện: Vũ Thành Duy
 
VNQD
Thống kê
Bài đọc nhiều nhất
Giọt nước mắt mang hình vết thương

Giọt nước mắt mang hình vết thương

Cứ chiều chiều bà xay bột, tối tráng bánh rồi phơi, phơi đến khô thì mang ra chợ, vừa quạt than nướng vừa bán... (VŨ THANH LỊCH)

Tiếng chim bắt cô trói cột

Tiếng chim bắt cô trói cột

Chẳng biết bắt đầu từ đâu, nhưng trong kí ức của một đứa trẻ đôi lần lên núi kiếm củi, bứt lá rừng về lót chuồng cho lợn cho bò, thi thoảng gặp bụi sim chín ửng… thì núi sau lưng làng tôi được bắt đầu từ mé sông... (HỒ MINH TÂM)

Nguyên mẫu nhân vật Năm Thao, Năm Lựu Đạn trong "Hoa xương rồng"

Nguyên mẫu nhân vật Năm Thao, Năm Lựu Đạn trong "Hoa xương rồng"

Sòng nhậu đầu tiên ở bãi, không bến không bờ tức giang hồ thiệt thọ, đã phết cho tôi Tàn sau Minh để hóa một Minh Tàn... (NGUYỄN TRÍ)

Vòng quay ra con số vòng xoay ra phận đời

Vòng quay ra con số vòng xoay ra phận đời

Tôi nhớ cho đến đầu năm lớp 9, một đêm Dưỡng đạp xe qua nhà tôi cho lại bộ sách rất mới. Dưỡng bảo nghỉ học. Chỉ vậy thôi rồi Dưỡng đi... (TỐNG PHƯỚC BẢO)