Trong ngày mưa gió tôi và một người bạn ngồi trà đá tại ngã ba Phùng Hưng, nơi giao cắt với phố Hàng Mã. Trời càng ngày càng mưa nặng hạt nên chúng tôi ngồi đó lâu hơn dự kiến. Ống kính Tele của tôi lúc đó đang hỏng chống rung nên lấy nét lúc được lúc không. Định ăn trưa xong sẽ mang nó đi sửa, tôi đưa máy ảnh lên test vài kiểu phố phường. Trong sự chập chờn của ống kính và mưa rơi nặng hạt tôi thấy một xã hội đã được thu nhỏ tại nơi ngã ba này. Tôi nhận ra rằng, chỉ ngồi duy nhất một vị trí quan sát mọi chuyển động xung quanh ghi vào ống kính cũng có cái thú vị. Ý tưởng Ngồi im và chụp đã ra đời như thế. Và thế là tôi ngồi trên ghế nhựa của quán trà đá say sưa ghi lại các hoạt động tại đây trong thời gian từ lúc mưa nặng hạt cho đến khi mưa ngớt, chừng hơn một tiếng đồng hồ. Còn một số khoảnh khắc tôi vẫn thấy tiếc do ống kính chập chờn không bắt được. Trong quá trình thực hiện tôi không hề di chuyển vị trí ngồi mà chỉ lia ống kính về đúng 3 góc của ngã ba. Xin gửi đến độc giả Văn nghệ Quân đội Online chùm ảnh thực tế đường phố Ngồi im và chụp này.
Vì mưa nên nhịp sống diễn ra dường như gấp gáp hơn.
Vừa trải qua đợt giãn cách dài ngày do đại dịch Covid-19, trong những ngày mưa gánh nặng mưu sinh càng đè nặng nên đôi vai của những người lao động tự do.
Tôi như một vị quan tòa trong cuộc hôn nhân chơi vơi của đôi vợ chồng - những nguyên mẫu của nhân vật trong truyện ngắn Người đàn bà đi tìm nước của mình... (VÕ DIỆU THANH)
Chịu khó đọc, tự tin mình cũng có thể viết được như mọi người, nhưng lúc đó tôi chưa có ý thức trở thành người viết chuyên nghiệp, chỉ muốn kể lại những câu chuyện chiến tranh gian khổ ác liệt... (TRUNG SỸ)
Trong tiểu thuyết, nhân vật Nhà văn trẻ có một người vợ bỗng dưng mất tích, trước khi rời đi, cô tháo cái sim điện thoại bỏ vô bể cá, nên cuộc kiếm tìm trở nên vô vọng... (TRẦN NHÃ THỤY)
Thế hệ tôi 8x sinh sau năm 1975, không biết chiến tranh là gì, bom đạn là gì, chưa cảm được mất mát, chia li, đau khổ của cảnh binh đao, khói lửa một thời mà các thế hệ trước đã phải trải qua... (LÊ VŨ TRƯỜNG GIANG)
Triển lãm đang diễn ra tại Bảo tàng Mĩ thuật Việt Nam, 66 Nguyễn Thái Học, Ba Đình, Hà Nội.
Ngày 28/07, tại Hà Nội, Bảo tàng Hà Nội tổ chức tọa đàm “Sen trong đời sống văn hóa Việt”.
Triển lãm khai mạc ngày 21/7 tại Bảo tàng Mỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh, 97 Phó Đức Chính, phường Nguyễn Thái Bình, Quận 1, TP Hồ Chí Minh.
Triển lãm sẽ diễn ra tại Trung tâm Thông tin Văn hoá Hồ Gươm, số 2 Lê Thái Tổ, P. Hàng Trống, Q. Hoàn kiếm, Hà Nội.
Triển lãm đang diễn ra và kéo dài đến 29/06/2023 tại Mây artspace, 36/70 Nguyễn Gia Trí, phường 25, quận Bình Thạnh, TP HCM.
216 tác phẩm với nhiều chất liệu và thể loại tranh từ sơn Acrylic, màu nước, sáp dầu, đến chì, than, màu bột… đã bày tỏ thế giới nội tâm phong phú của các em
Dự án mang đến không gian trực tuyến miễn phí có thể tìm hiểu về văn hóa trầu cau của Việt Nam qua các hiện vật 3D, văn bản, hình ảnh và video giàu tính tương tác.
Các tác phẩm được xếp đặt theo dòng chảy mà mà tác giả tạo ra với từng cụm tác phẩm rời rạc - kết nối...
Kiên và Vũ chênh nhau 4 tuổi. Vũ ở Hưng Yên, Kiên sinh sông tại Đà Nẵng nhưng họ cùng chung một linh hồn.
Lê Tiến Vượng chia sẻ, là một người sinh ra và lớn lên ở Hà Nội, ông thích vẽ về phố phường thủ đô với bề dày văn hóa hàng nghìn năm.