Ống kính nhà văn

Lễ cấp sắc của dân tộc Sán Chỉ

Thứ Sáu, 02/07/2021 10:55

Cấp sắc là một nghi lễ mang đậm nét văn hóa dân gian, đó cũng là một nghi lễ không thể thiếu trong đời mỗi người đàn ông Sán Chỉ. Người con trai sau khi làm xong nghi lễ cấp sắc mới được công nhận là người trưởng thành và có tên âm như một sự trình báo với tổ tiên về một thành viên mới của dòng họ. Lễ cấp sắc được tổ chức sớm hay muộn tùy thuộc vào điều kiện kinh tế gia đình của người thụ lễ. Nhưng độ tuổi đẹp nhất để làm lễ công nhận sự trưởng thành này là từ 12 đến 18 tuổi.

Lễ cấp sắc được làm cho những người con trai mới lớn với mục đích để công nhận sự trưởng thành và có tên âm trong đời sống tín ngưỡng khi về thế giới bên kia.
Lễ cấp sắc còn là sự trình báo để cho tổ tiên biết có thêm một thành viên mới  trưởng thành, có nghĩa vụ nối dõi, làm tròn bổn phận đinh tộc với dòng họ, tổ tông.
Điều quan trọng nhất trong buổi lễ cấp sắc là gia chủ phải chọn được ngày giờ làm lễ và thầy mo hợp tuổi với con mình.
Những bài văn cúng được các thầy mo ghi chép cẩn thận trong sách và là những bài cúng được truyền dạy từ đời này qua đời khác.
Việc sắm sửa đồ trang trí cho gian thờ chính, góc nhà và ngoài trời...
...hay những vật dụng làm lễ đều được thầy mo và gia chủ chuẩn bị công phu.
Lễ cấp sắc thường diễn ra trong 3 ngày, tham gia làm lễ có 5 thầy gồm cả thầy mo và thầy tào.
Khi làm lễ, các thầy và gia chủ phải ăn chay, không được sát sinh. Đặc biệt, người được làm lễ cấp sắc phải ở cách li một mình trên gác, ăn kiêng trong vòng 10 ngày trước khi làm lễ, và ăn kiêng thêm 21 ngày sau khi làm lễ xong. Trong những ngày này người thụ lễ không được sát sinh, không được làm điều ác, không nói dối.
Lễ cấp sắc làm cả ngày cả đêm với khoảng 20 lễ lớn nhỏ như: dựng đàn vũ đài, bàn thờ trong nhà, trình diện, lên đèn, hạ đèn, giao âm binh, lễ đặt tên âm, lễ tơ hồng, lễ thăm thiên đình, và lễ trình diện Ngọc Hoàng…
Sau những ngày cách li một mình trên gác, người thụ lễ được xuống gian thờ chính để các thầy làm lễ trình diện.
Lễ Giáng sinh là một trong những lễ quan trọng trong nghi lễ cấp sắc. Đàn ngũ đài bằng gỗ được lập ngoài trời sẽ tượng trưng cho lưng con rồng, người thụ lễ ngồi trên lưng rồng giáng sinh xuống trần gian bằng cách từ từ thả mình rơi xuống lớp chăn dày được trải phía dưới sao cho khi người thụ lễ rơi xuống chăn phải được phủ kín (nghi thức này tượng trưng cho quá trình đầu thai). Khi các thầy mở chăn ra và cho ăn uống tượng trưng cho đứa trẻ được chăm sóc, lớn lên và trưởng thành.
Người thụ lễ sau khi giáng sinh được đưa về nhà để làm các nghi lễ khác như đội mũ áo cho người thụ lễ, lễ cấp quyền, lễ giao âm binh, lễ hướng dẫn người thụ lễ hành nghề, dâng lễ vật cho tổ sư, tạ ơn tổ tiên và nghi thức hạ đàn.

Kết thúc lễ cấp sắc là màn múa mặt nạ gỗ vui nhộn và lễ khao làng.

Lễ cấp sắc là nghi thức độc đáo thể hiện cuộc sống cộng đồng đoàn kết của người Sán Chỉ, vẫn được duy trì đến ngày nay, được coi như một nghi lễ không thể thiếu đối với một nam giới trước khi trở thành một người đàn ông Sán Chỉ.
Tổ chức trang: Vũ Thành Duy
Bài và ảnh: Lục Niên
VNQD
Thống kê
Bài đọc nhiều nhất
Nguyên mẫu nhà sư trong tiểu thuyết "Lời nguyện cầu cho những linh hồn phiêu dạt"

Nguyên mẫu nhà sư trong tiểu thuyết "Lời nguyện cầu cho những linh hồn phiêu dạt"

Nhiều tháng sau, có dịp hành quân qua những nơi này, tôi để ý thấy những lùm cỏ xanh giống hình xác người. Những lùm cỏ xanh tươi, lên cao giữa cảnh khô cằn của mùa khô xung quanh... (ĐOÀN TUẤN)

"Những người đốt gạch" - nhân vật chính đã đi xa

"Những người đốt gạch" - nhân vật chính đã đi xa

Chúng tôi ngại nhất là đóng than. Than vốn có một lượng dầu bám dính vô cùng khó tẩy rửa. Khuôn than xộc xệch. Than mua về lổn nhổn lẫn cả đá sỏi vô thiên lủng... (PHÙNG VĂN KHAI)

Xẹt ngang cơn sét

Xẹt ngang cơn sét

Văn chương là sự sáng tạo, nói rằng có nguyên mẫu thì cũng hơi kì, nhưng có ai viết mà không xẹt qua đầu một dấu ấn, hình hài nào đó của con người ta đã gặp... (BẢO THƯƠNG)

Thanh xuân của “người đàn bà tìm nước”

Thanh xuân của “người đàn bà tìm nước”

Tôi như một vị quan tòa trong cuộc hôn nhân chơi vơi của đôi vợ chồng - những nguyên mẫu của nhân vật trong truyện ngắn Người đàn bà đi tìm nước của mình... (VÕ DIỆU THANH)