Ống kính nhà văn

Ngày lễ kì lạ của người Lô Lô

Thứ Hai, 19/04/2021 22:03

Phong tục lễ ma khô của người dân Lô Lô đen tỉnh Cao Bằng là một phong tục kì lạ đã được duy trì nhiều đời. Đồng bào Lô Lô đen quan niệm khi qua đời, phần hồn còn lang thang khắp nơi nên việc làm lễ ma khô sẽ giúp phần hồn về với phần xác. Chỉ khi nào gia đình người nằm xuống làm xong lễ này thì việc làm ăn mới thuận lợi, con cháu mới mạnh khỏe.

Việc cúng Ma khô đơn thuần chỉ là việc làm lễ sau khi người đã khuất được đưa đi chôn cất. Lễ ma khô được thực hiện sớm hay muộn tùy thuộc vào điều kiện kinh tế gia đình của người đã khuất.

Lễ ma khô là một phong tục độc đáo kì lạ của người Lô Lô đen tỉnh Cao Bằng.
Lễ ma khô có thể được thực hiện ngay sau khi chôn cất người chết, cũng có thể sau 2 đến 3 năm hoặc lâu hơn mới làm, nó tùy thuộc vào kinh tế gia đình người đã khuất.
Lễ ma khô bắt đầu từ lễ đón anh em họ hàng đến nhà (lễ này phải làm trước hiên nhà hoặc ngoài đường rẽ vào nhà của gia chủ).
Lễ này chỉ duy nhất cúng gà, còn các lễ khác cúng bò và lợn.
Trống đồng là vật dụng quan trọng nhất trong lễ ma khô, mỗi dàn trống ít nhất phải có 2 chiếc (Đực và cái) trống cái lớn hơn trống đực, 2 trống được treo quay mặt vào nhau.
Khi tiếng trống đồng vang lên, đó là lúc mời gọi linh hồn người đã chết trở về.
Người được chọn đánh trống ngồi ở giữa 2 chiếc trống và là người đàn ông chưa vợ hoặc vợ không trong thời kì mang thai.
Lễ ma khô bao gồm nhiều thủ tục nên có thầy chính và thầy phụ đảm nhiệm những công việc khác nhau. Sau khi tiếng trống đồng vang lên lập tức thầy mo làm lễ, con cháu và họ hàng sẽ hát đến hết buổi. Việc truyền dậy các nghi lễ, các bài cúng cũng ở ngay tại buổi lễ này.

Lễ đón cậu già và cậu non cũng là ngi thức quan trọng (anh em bên mẹ gọi là cậu già, anh em bên con dâu gọi là cậu non).

Mọi người trong lễ ma khô đều ra đón, họ vừa đi vừa hát để mời người đã khuất về chứng kiến lễ vật mà các cậu mang đến.
Sau khi mời các cậu vào nhà, gia chủ mời họ ăn cơm.

Để buổi lễ diễn ra trọn vẹn, gia chủ và những người làm giúp đã phải chuẩn bị mọi việc từ nhiều ngày trước.

Hóa trang, nhảy múa là một phần không thể thiếu trong các buổi lễ ma khô.
Phụ nữ nhảy múa trong đám tang sẽ mặc những trang phục và trang sức đẹp nhất.
Kết thúc buổi lễ là ánh lửa và nghi thức hạ cây nêu cũng như hạ trống.
Lễ ma khô là ngày lễ độc đáo và kì lạ của người dân tộc Lô Lô Cao Bằng, một ngày lễ có từ lâu đời để tưởng nhớ về những người đã khuất. Với người dân Lô Lô đây là nét truyền thống trong đời sống tín ngưỡng của họ, cũng là nét văn hóa khác biệt hoàn toàn với các dân tộc khác.
Tổ chức trang: Vũ Thành Duy
Thực hiện: Mác Kham
VNQD
Thống kê
Bài đọc nhiều nhất
Giọt nước mắt mang hình vết thương

Giọt nước mắt mang hình vết thương

Cứ chiều chiều bà xay bột, tối tráng bánh rồi phơi, phơi đến khô thì mang ra chợ, vừa quạt than nướng vừa bán... (VŨ THANH LỊCH)

Tiếng chim bắt cô trói cột

Tiếng chim bắt cô trói cột

Chẳng biết bắt đầu từ đâu, nhưng trong kí ức của một đứa trẻ đôi lần lên núi kiếm củi, bứt lá rừng về lót chuồng cho lợn cho bò, thi thoảng gặp bụi sim chín ửng… thì núi sau lưng làng tôi được bắt đầu từ mé sông... (HỒ MINH TÂM)

Nguyên mẫu nhân vật Năm Thao, Năm Lựu Đạn trong "Hoa xương rồng"

Nguyên mẫu nhân vật Năm Thao, Năm Lựu Đạn trong "Hoa xương rồng"

Sòng nhậu đầu tiên ở bãi, không bến không bờ tức giang hồ thiệt thọ, đã phết cho tôi Tàn sau Minh để hóa một Minh Tàn... (NGUYỄN TRÍ)

Vòng quay ra con số vòng xoay ra phận đời

Vòng quay ra con số vòng xoay ra phận đời

Tôi nhớ cho đến đầu năm lớp 9, một đêm Dưỡng đạp xe qua nhà tôi cho lại bộ sách rất mới. Dưỡng bảo nghỉ học. Chỉ vậy thôi rồi Dưỡng đi... (TỐNG PHƯỚC BẢO)