Ống kính nhà văn

Người Nùng An giữ gìn làng hương Phia Thắp

Thứ Hai, 03/05/2021 22:17

Đến với làng hương những ngày nắng, ngay từ đầu bản chúng ta thấy hương được phơi rất nhiều trên những khoảng đất trống, trên sàn, hay ngay trên những con đường nhỏ.

Nghề làm hương của người Nùng An ở làng Phia Thắp đã có từ lâu đời, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, cả bản ai cũng biết làm hương. Hương được làm hoàn toàn từ nguyên liệu tự nhiên, có mùi thơm dịu nhẹ đặc trưng, được nhiều người ưa chuộng.

Làm hương không chỉ đem lại thu nhập cho người dân mà nó còn góp phần bảo tồn nghề truyền thống của người Nùng An

Đến làng hương Phia Thắp, Quảng Uyên, Cao Bằng một điều dễ nhận biết đó là những ngôi nhà sàn, mái ngói âm dương đặc trưng của dân tộc Nùng An nằm san sát dưới màu xanh núi rừng.
Phia Thắp từ lâu nổi tiếng với nghề làm hương hoàn toàn thủ công, với những nguyên liệu từ núi rừng mà không dùng bất cứ loại hóa chất nào.
Cả làng có 53 hộ dân thì cả 53 hộ đều làm nghề truyền thống này. 
Để làm được những cây nhang truyền thống người dân Nùng An phải lên rừng hạ những ống tre mạy mười (Cây Mai) rồi chẻ nhỏ và vót thành chân hương.
Sau khi chẻ nhỏ, thanh tre sẽ được chuốt trên chiếc kê đặc biệt để tạo cho bề mặt que hương tròn và nhẵn.
Những que hương được nhuộm bằng bằng lá cây rừng, rồi bó lại để phơi khô.

Lá cây bầu hắt được phơi khô và nghiền tơi để làm chất keo dính khi làm hương. 

Những que hương sau khi phơi khô được nhúng vào chum nước để tạo độ ẩm.
Tiếp đó người ta lăn que hương qua bột hỗn hợp gồm cây gạo, mùn cưa... để tạo hình cho cây hương.
Tiếp đó người làm hương sẽ nhúng và lắc nhanh que hương qua lớp bột có trầm để bột bám dính đều tạo độ tròn vừa cho cây hương.
Các que hương sẽ được lăn nhiều lần với các loại bột khác nhau cho đều đến khi thành phẩm
Những cây hương Phia Thắp thành phẩm của người Nùng An khác hẳn các loại hương khác do có mùi hương dịu nhẹ tự nhiên.
Hương sau khi tạo hình được phơi trên sàn nhà, dưới sàn hay những khoảng đất trống.
Hương được bó thành các bó nhỏ để tiêu thụ trong vùng và những người sành ở các tỉnh lân cận.
Làm hương không chỉ đem lại thu nhập cho người dân làng Phia Thắp, nó còn góp phần bảo tồn nghề truyền thống, một nét đẹp mang đậm bản sắc của người Nùng An, Cao Bằng.
Tổ chức trang: Vũ Thành Duy
Ảnh và bài: Mác Kham

 

 

VNQD
Thống kê
Bài đọc nhiều nhất
Nguyên mẫu nhà sư trong tiểu thuyết "Lời nguyện cầu cho những linh hồn phiêu dạt"

Nguyên mẫu nhà sư trong tiểu thuyết "Lời nguyện cầu cho những linh hồn phiêu dạt"

Nhiều tháng sau, có dịp hành quân qua những nơi này, tôi để ý thấy những lùm cỏ xanh giống hình xác người. Những lùm cỏ xanh tươi, lên cao giữa cảnh khô cằn của mùa khô xung quanh... (ĐOÀN TUẤN)

"Những người đốt gạch" - nhân vật chính đã đi xa

"Những người đốt gạch" - nhân vật chính đã đi xa

Chúng tôi ngại nhất là đóng than. Than vốn có một lượng dầu bám dính vô cùng khó tẩy rửa. Khuôn than xộc xệch. Than mua về lổn nhổn lẫn cả đá sỏi vô thiên lủng... (PHÙNG VĂN KHAI)

Xẹt ngang cơn sét

Xẹt ngang cơn sét

Văn chương là sự sáng tạo, nói rằng có nguyên mẫu thì cũng hơi kì, nhưng có ai viết mà không xẹt qua đầu một dấu ấn, hình hài nào đó của con người ta đã gặp... (BẢO THƯƠNG)

Thanh xuân của “người đàn bà tìm nước”

Thanh xuân của “người đàn bà tìm nước”

Tôi như một vị quan tòa trong cuộc hôn nhân chơi vơi của đôi vợ chồng - những nguyên mẫu của nhân vật trong truyện ngắn Người đàn bà đi tìm nước của mình... (VÕ DIỆU THANH)