Ống kính nhà văn

Tiếng kêu từ rừng thẳm

Thứ Sáu, 17/09/2021 09:58

Từ đầu năm 2021 nhà báo Đỗ Doãn Hoàng cùng nhóm phóng viên đã vượt qua nhiều nghìn cây số, hàng chục tỉnh thành để thực hiện chuyến điều tra độc lập xuyên Việt về tình trạng buôn bán, giết hại động vật hoang dã, quý hiếm. Xuất phát từ Hà Nội, đi Nghệ An, Huế, Quảng Nam, Kom Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Bình Phước nhóm phóng viên đã không quản hiểm nguy để xâm nhập và chứng kiến địa ngục thú rừng, nơi các tú ông, tú bà cầm đầu đường dây buôn bán xuyên quốc gia. Những hình ảnh và video do nhóm phóng viên điều tra độc lập đã giúp cho các cơ quan chức năng làm bằng chứng để đưa nhiều vụ việc ra ánh sáng. Tuy vậy điều mà nhà báo Đỗ Doãn Hoàng và nhóm phóng viên điều tra mong muốn là cơ quan chức năng phải vào cuộc quyết liệt hơn nữa trong việc tuyên truyền, xử lí tận gốc vấn đề săn bắn, giết hại và ăn thịt động vật hoang dã để trả lại sự bình yên cho môi trường thiên nhiên. 

Từ Bắc vào Nam nhóm phóng viên điều tra đã đi qua nhiều tỉnh thành có cung đường, cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp và trù phú với những loài động vật quý đang ngày càng hiếm hoi.

Tuy vậy ẩn sau sau sự yên bình đó là cuộc chiến ngầm khốc liệt của các đối tượng buôn bán và giết mổ động vật hoang dã. 
Nhóm phóng viên đã thâm nhập và tận mắt chứng kiến những địa ngục thú rừng. Và đây một số hình ảnh.

Việc ăn thịt thú rừng thường bị xã hội lên án, nhưng nó vẫn diễn ra công khai. 

Họ tận diệt thiên nhiên hòng tìm kiếm sự bổ dưỡng và khả năng chữa bệnh thần kì của các sản phẩm từ động vật hoang dã. Trong ảnh là chú hổ con sau khi bị nuôi nhốt đã chết, những kẻ buôn bán đã bỏ nguyên con vào ngâm rượu để bán cho các đối tượng cuồng tín.

Những kẻ vì đồng tiền ra sức săn bắt khiến nhiều loại động vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng.

Rất nhiều loại công cụ tự chế gây sát thương và đau đớn tột cùng cho động vật hoang dã đã được thực hiện, điển hình như chú mèo rừng bị để nguyên bẫy kẹp ở chân, đem ra cho khách, bất chấp nó đau đớn khổ sở, chỉ nhằm mục đích để tạo niềm tin và bán giá cao.

Cá thể gấu bị bán buôn, bị dính bẫy gãy một chi trước, đang được cứu hộ tại Vườn Quốc gia Pù Mát, Con Cuông, Nghệ An. 

Những kẻ đi săn sẵn sàng chà đạp lên luật pháp Việt Nam, Công ước Quốc tế về vấn đề bảo vệ động vật hoang dã.

Các nhóm thợ săn lùng sục khắp các cánh rừng, nhằm tìm kiếm và cung cấp các loại thú săn bắn được cho các chợ phiên và đường dây ngầm, họ còn tinh vi theo dõi ngược các cơ quan tuần rừng, lập lán trong rừng sâu để săn bắn.
 Động vật hoang dã hằng ngày bị giết hại kể cả trong thời gian đại dịch Covid-19 bùng phát cao điểm. thú rừng thậm chí còn được bày bán công khai ven quốc lộ ở một số thành phố như Đắc Nông, Buôn Ma Thuật...

Theo điều tra của nhóm phóng viên thì động vật hoang dã không chỉ được săn bắn ở trong nước nó còn được mang vượt biên từ Lào, Camphuchia về để cung cấp cho nhà hàng đặc sản tại Việt Nam. 
Theo lời một số chủ nhà hàng nơi nhóm phóng viên thâm nhập thì thịt thú rừng bất kể nhập khẩu hay nội địa, loại nào cũng có.
Ngoài việc làm mồi trên bàn nhậu, các đối tượng còn dùng xương và các phần cơ thể của thú rừng để chế tác những đồ dùng trang sức cho những người nhiều tiền chơi ngông.

Đã có rất nhiều vụ việc sau cuộc điều tra độc lập của nhóm phóng viên được đưa ra ánh sáng.

Từ những hình ảnh chân thực mà nhóm phóng viên cung cấp và sự vào cuộc quyết liệt của các cơ quan chức năng, hi vọng trong thời gian tới người dân sẽ nâng cao được ý thức trong việc săn bắn động vật hoang dã, nói không với việc ăn thịt thú rừng cũng như sử dụng các sản phẩm làm từ động vật hoang dã, trả lại môi trường sống bình yên cho thế giới tự nhiên.
Tổ chức trang: Vũ Thành Duy
Thực hiện: Đỗ Doãn Hoàng và nhóm PV điều tra
VNQD
Thống kê
Bài đọc nhiều nhất
Thanh xuân của “người đàn bà tìm nước”

Thanh xuân của “người đàn bà tìm nước”

Tôi như một vị quan tòa trong cuộc hôn nhân chơi vơi của đôi vợ chồng - những nguyên mẫu của nhân vật trong truyện ngắn Người đàn bà đi tìm nước của mình... (VÕ DIỆU THANH)

Lòng dũng cảm và đức hi sinh của người lính chẳng thể nào hư cấu được

Lòng dũng cảm và đức hi sinh của người lính chẳng thể nào hư cấu được

Chịu khó đọc, tự tin mình cũng có thể viết được như mọi người, nhưng lúc đó tôi chưa có ý thức trở thành người viết chuyên nghiệp, chỉ muốn kể lại những câu chuyện chiến tranh gian khổ ác liệt... (TRUNG SỸ)

Có khi là từ những mơ hồ

Có khi là từ những mơ hồ

Trong tiểu thuyết, nhân vật Nhà văn trẻ có một người vợ bỗng dưng mất tích, trước khi rời đi, cô tháo cái sim điện thoại bỏ vô bể cá, nên cuộc kiếm tìm trở nên vô vọng... (TRẦN NHÃ THỤY)

Người đàn ông của li cà phê buổi sáng

Người đàn ông của li cà phê buổi sáng

Thế hệ tôi 8x sinh sau năm 1975, không biết chiến tranh là gì, bom đạn là gì, chưa cảm được mất mát, chia li, đau khổ của cảnh binh đao, khói lửa một thời mà các thế hệ trước đã phải trải qua... (LÊ VŨ TRƯỜNG GIANG)